Cồng cộc bắt cá dưới sông
Mấy đời cháu ngoại giỗ ông bao giờ
Tìm kiếm "ông bà"
-
-
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
-
Năm voi anh đúc năm chuông
Năm voi anh đúc năm chuông
Năm cô anh đóng năm giường bình phong
Còn một cô bé chửa chồng
Lại đây anh kén cho bằng lòng cô
Một là ông Cống, ông Đồ
Hai là ông Bát, ông Đô cũng vừa
Giả tên bà Nguyệt, ông Tơ
Sớm đi cầu Thước, tối mơ mộng hùng
Rồi ra, cửa lại treo cung
Để cho cô đẻ, cô bồng cô ru
Ru rằng: con bú, con nô
Con lẫy, con bò, con chững, con đi
Ngày sau con lớn kịp thì
Con học, con viết, con thi cùng người -
Đàn ông bán nhà, đàn bà bán lợn
-
Em ơi đừng thấy nhỏ mà rầu
-
Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình -
Bà ơi cháu quý bà thay
Bà ơi cháu quý bà thay
Quý bà về nỗi bà hay cho quà -
Gà cồ mà ăn tấm nong
-
Dầu thầy với mẹ không thương
-
Mặt rỗ như tổ ong bầu
-
Chữ rằng: vấn tổ tầm tông
-
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Con cái ngu dại, tổn hại ông cha -
Cái gì anh đổ vào bồ
Cái gì anh đổ vào bồ?
Cái gì róc vỏ phơi khô để dành?
Cái gì anh thả vào xanh?
Cái gì lắt lẻo trên cành tốt tươi?
Cái gì đi chín về mười?
Cái gì sống đủ trên đời được tám trăm năm?
Cái gì chung chiếu chung chăn?
Cái gì chung bóng ông trăng trên trời?
Lúa khô anh đổ vào bồ
Cau già róc vỏ phơi khô để dành
Con cá anh thả vào xanh
Bông hoa lắt lẻo trên cành tốt tươi
Cái gì đi chín về mười
Ông Bành Tổ sống đủ trên đời được tám trăm năm
Vợ chồng chung chiếu chung chăn
Đôi ta chung bóng ông trăng trên trời -
Con ong nó lượn vườn cà
Con ong nó lượn vườn cà
Hỏi thăm em Lý có nhà hay không?
Em Lý mải miết theo ông
Tới ao rau muống, nên không có nhà -
Một yêu anh có Seiko
Một yêu anh có Seiko
Hai yêu anh có Peugeot cá vàng
Ba yêu nhà cửa đàng hoàng
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô
Năm yêu không có bà bô
Sáu yêu Văn Điển ông bô sắp về
Bảy yêu anh vững tay nghề
Tám yêu sớm tối đi về có nhau
Chín yêu gạo trắng phau phau
Mười yêu nhiều thịt ít rau hàng ngàyDị bản
-
Đi cầu đi quán
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp gài đầu
Đi mau về mau
Kẻo trời sắp tối -
Mẹ anh như con khái đen
-
Vái ông Tơ vài ve rượu thiệt
-
Hùm tha rắn cắn
Dị bản
Hùm tha sấu bắt
-
Ông Bô mà lấy bà Bô
Chú thích
-
- Cồng cộc
- Tên gọi miền Nam của chim cốc đế, một loại chim làm tổ trong các rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Chim có đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi màu đen, cánh xanh lục hay tím đỏ. Thức ăn chủ yếu là cá.
-
- Nuộc
- Vòng dây buộc.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Bình phong
- Bức vách làm bằng các tấm gỗ, mây tre đan hoặc gạch đất. Ngoài tác dụng chắn gió hoặc ngăn không gian trong nhà, bình phong còn dùng để trang trí.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Bát
- Bát phẩm. Ở một số triều đại phong kiến ngày trước, cấp bậc quan lại được chia theo phẩm trạch, cao nhất là nhất phẩm, thấp nhất là cửu phẩm.
-
- Đô
- Đô úy, một chức quan chuyên trông coi về mặt quân sự một quận dưới thời phong kiến.
Cử nhân: cậu ấm Kỷ
Tú tài: con đô Mỹ
Thi thế cũng là thi
Ới khỉ ơi là khỉ!
(Than sự thi - Tú Xương)
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Cầu Ô Thước
- Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
-
- Lẫy
- Động tác lật người từ nằm ngửa sang nằm sấp của em bé.
-
- Đàn ông bán nhà, đàn bà bán lợn
- Mỗi người có một sở trường, một khả năng riêng.
-
- Bây lớn
- Chỉ lớn chừng này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Gà cồ
- Gà trống lớn.
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Ong bầu
- Một loại ong có thân khá lớn, màu đen, hay gặp trên các giàn bầu bí (vì vậy được gọi là ong bầu). Ong bầu thường làm tổ trong những đốt tre, trúc, tạo thành những lỗ tròn nhỏ bằng ngón tay út.
-
- Vấn tổ tầm tông
- Hỏi những người cao tuổi có quan hệ huyết thống hay tra cứu từ những tộc phả, gia phả, lời di huấn, sách vở v.v. để tìm hiểu về gốc tích của một dòng họ.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Xanh
- Dụng cụ để nấu, làm bằng đồng, có hai quai, giống cái chảo lớn nhưng đáy bằng chứ không cong.
-
- Bành Tổ
- Cũng có tên là Bành Khang, một nhân vật trong truyền thuyết Trung Quốc. Chuyện kể rằng một hôm Bành Khang nấu một nồi canh gà rừng dâng lên Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng ưng ý, liền bảo: "Nhà ngươi đếm trên mình gà có bao nhiều sợi lông màu sắc rực rỡ thì nhà ngươi sống được bấy nhiêu tuổi". Bành Khang tìm lại đống lông gà, đếm được 800 sợi, nhờ đó sống được 800 tuổi.
Trong văn hóa Trung Quốc, ông Bành Tổ được xem là biểu tượng cho sự trường thọ.
-
- Seiko
- Ta đọc là Xen-cô, một nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng của Nhật.
-
- Peugeot
- Đọc là pơ-giô, cũng gọi là lơ, một nhãn hiệu xe đạp của Pháp. Loại xe này có mặt phổ biến ở miền Bắc nước ta vào thời bao cấp, được ưa chuộng nhất là màu đồng hun (gọi là pơ-giô cá vàng).
-
- Văn Điển
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.
-
- Ông bô, bà bô
- Tiếng lóng của miền Bắc, chỉ bố mẹ.
-
- May ô
- Áo thun ba lỗ (một lỗ chui đầu và hai lỗ ống tay). Từ này có gốc từ tiếng Pháp maillot.
-
- Khái
- Con hổ.
-
- Hổ
- Còn gọi là cọp, hùm, dân gian còn gọi là ông ba mươi hay chúa sơn lâm, một loài động vật có vú, ăn thịt sống, có tuổi thọ khoảng 20 năm. Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ, kém leo trèo nhưng đa số bơi lội giỏi, hay đi săn đơn lẻ. Thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v., ngoài ra chúng cũng săn bắt và ăn thịt các loại mồi to hay nhỏ hơn nếu cần. Một con hổ trung bình có thể ăn tới 27 kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng 2 hoặc 3 ngày.
Loài hổ thường thấy ở Việt Nam là hổ Đông Dương. Tuy nhiên, ở nước ta, gần 3/4 lượng hổ đã bị giết. Năm 2010, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn vỏn vẹn 30 con. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ 20. Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ông bà bô
- Cha mẹ (tiếng lóng).
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Cá chày
- Một loại cá nước ngọt thường gặp ở nước ta, dân gian còn gọi là cá rói. Cá thường sống thành đàn lớn, thân cá gần tròn, đầu to vừa, mõm tù, ngắn, có hai đôi râu bé, mắt nhỏ và đỏ, lưng và đầu hơi đen, bụng vàng hay trắng nhợt. Nhân dân ta thường đánh bắt (câu, lưới) cá chày để chế biến thành các món canh, kho, chiên giòn...