Những bài ca dao - tục ngữ về "tướng mạo":

Chú thích

  1. Ong bầu
    Một loại ong có thân khá lớn, màu đen, hay gặp trên các giàn bầu bí (vì vậy được gọi là ong bầu). Ong bầu thường làm tổ trong những đốt tre, trúc, tạo thành những lỗ tròn nhỏ bằng ngón tay út.

    Ong bầu

    Ong bầu

  2. Mắt lá răm
    Mắt dài như lá rau răm, được xem là mắt đẹp.
  3. Liễu
    Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.

    Liễu rủ bên hồ Gươm

    Liễu rủ bên hồ Gươm

  4. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  5. Tiểu
    Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
  6. Thân
    Bản thân.
  7. Dưa cần
    Một loại dưa muối (rau củ trộn muối để lên men) làm từ rau cần.
  8. Có bản chép: thời.
  9. Hai câu của bài này, có bản chép "miệng rộng" thay vì "rộng miệng."
  10. Nhiều bản chép "lúa" nhưng nguyên văn là "lụa" thì mới hợp với "biên."
  11. Biên
    Mép chạy suốt chiều dài xấp lụa, ở hai đầu khúc lụa, được dệt thật chắc để giữ các sợi ngang không nhích tới nhích lui, nhất là để các sợi dọc không tuột ra. Muốn biết lụa có tốt hay không, người ta thường xem biên lụa. Biên săn và mịn thì lụa mới tốt, mới bền.
  12. Hiền ở đây không mang nghĩa "hiền lành", mà là "hiền tài", có nghĩa là đức hạnh và tài năng
  13. Tướng
    Vẻ mặt và dáng người nói chung, thường được coi là sự biểu hiện của tâm tính, khả năng hay số mệnh của một người.