Những bài ca dao - tục ngữ về "tiền bạc":
-
-
Tiền ngắn mặt dài
-
Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ
-
Không tiền chịu thấp, chịu lùn
Không tiền chịu thấp, chịu lùn
Có tiền thì chúng xưng hùng xưng vương -
Thấy tiền tối mắt
Thấy tiền tối mắt
-
Gái đàng mới xem tường không mới
Gái đàng mới xem tường không mới
Trai Bến Thành xem lại chẳng thành
Ngày xưa qua lại em, anh
Có xu có lúi mới thành ngỡi nhânDị bản
-
Mê anh chẳng bởi túi tiền
Mê anh chẳng bởi túi tiền
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng -
Trăm ơn không bằng hơn tiền
Trăm ơn không bằng hơn tiền
-
Bây giờ tiền hết gạo không
-
Trèo lên cây khế chua le
Trèo lên cây khế chua le
Anh muốn lấy vợ, kiếm ba ghe tiền đồng
Tiền đồng lấy đấu mà đong
Lấy ghe mà chở, đã bằng lòng em chưa?Dị bản
Trèo lên cây khế chua le
Vợ thì muốn lấy, chỉ e mất tiền
-
Anh thương em, không phải thương bạc với tiền
Anh thương em, không phải thương bạc với tiền,
Mà thương người nhân hậu, lưu truyền kiếp sau -
Trèo lên cây bưởi hái bòng
-
Tiền mất tật mang
Tiền mất tật mang
-
Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi
Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi
Dị bản
-
Tiền vào như nước
Tiền vào như nước
-
Chim quyên lưu luyến bụi riềng
-
Đò đưa một chuyến năm tiền
Dị bản
Đò đưa một chuyến năm tiền
Đưa luôn ba chuyến trả tiền quan năm
-
Ai che con mắt bậu đi
-
Ngồi đống thóc, móc đống tiền
Ngồi đống thóc, móc đống tiền
-
Ho ra bạc, khạc ra tiền
Ho ra bạc, khạc ra tiền
Chú thích
-
- Lào
- Một thứ đồ đong nhỏ, dùng để đong lường hàng hóa.
-
- Lấy đồng tiền làm lào
- Lấy đồng tiền làm thứ đong lường so sánh cho bất cứ thứ gì hay việc gì.
-
- Tiền ngắn mặt dài
- Tiền ngày xưa được xâu thành chuỗi. Tiền ngắn nghĩa là xâu tiền ngắn, số tiền nhỏ. Tiền nhỏ thì mặt dài, nghĩa là mặt mày khó chịu.
-
- Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ
- Dùng tiền để buôn bán làm ăn (tiền ra cửa) thì mới sinh thêm lời (tiền đẻ).
-
- Tân trào
- Nghĩa đen là "triều đại mới", còn gọi là đàng mới, phương ngữ Nam Bộ chỉ chính phủ người Pháp lập ra để cai trị nước ta và thời kì (triều / trào) dân ta sống dưới sự cai trị này. Đối lập với tân trào là đàng cựu hay cựu trào chỉ chính quyền triều Nguyễn trước khi người Pháp tới.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Xu
- Phiên âm từ tiêng Pháp sou, một đơn vị tiền tệ thời Pháp thuộc có trị giá bằng một phần trăm của đồng bạc Đông Dương.
-
- Lúi
- Tiền (theo Tự điển Việt Nam của Ban Tu Thư Khai Trí, xuất bản năm 1971).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trăng gió
- Từ từ Hán Việt phong nguyệt, thú tiêu khiển hóng gió xem trăng, cũng chỉ sự tình tự hẹn hò của trai gái (thường hàm ý chê bai).
-
- Đường Mới
- Theo Sơn Nam: Đường Mới thời trước nổi danh về du đãng, nay là đường Huỳnh Tịnh Của, chợ Bến Thành.
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Đãy
- Cũng gọi là tay nải, cái túi to làm bằng vải, có quai để quàng lên vai, dùng để mang đi đường. Đây là vật dụng thường thấy ở những nhà sư khất thực.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đồng bạc
- Tiền kim loại đúc bằng bạc, tỉ lệ pha chế là 90% bạc, nặng 27 gam, do Pháp cho lưu hành ở Đông Dương trước đây. Sau này, khi tái chiếm Đông Dương, Pháp cho đúc lọai tiền một đồng của Ngân hàng Đông dương, bằng hợp kim nhiều kền (nickel), quanh rìa có khía răng cưa nhỏ, to hơn và nặng hơn đồng tiền cũ.
-
- Đồng chì
- Tiền kim loại mệnh giá một xu do Pháp lưu hành ở Đông Dương khoảng năm 1936-1940, đúc bằng hợp kim có màu đen xám, mỏng, đường kính bằng một lóng tay, có lỗ tròn ở giữa.