Buồn từ trong dạ buồn ra
Buồn anh ở bạc, buồn cha mẹ nghèo
Những bài ca dao - tục ngữ về "giàu nghèo":
-
-
Bà giàu bà tát cá ao
-
Một tiền bỏ bị cũng chị lái buôn
Một tiền bỏ bị cũng chị lái buôn,
Cơm trắng cá ngon cũng con đi ở. -
Khôn như tiên, không tiền cũng dại
-
Gió xoay vần, cát vận bờ đê
-
Bỏ thuốc mua trâu, bỏ trầu mua ruộng
-
Lầu cao chín tầng, con thằn lằn còn chắc lưỡi
-
Anh em họ xa mười đời
Anh em họ xa mười đời
Hai người cùng có, chẳng rời nhau ra
Chị em khúc ruột khúc rà
Kẻ giàu người khó, họ xa mười đời -
Anh chê em khó, lui về đó lấy giàu sang
-
Ai làm cái phận tôi nghèo
-
Anh đừng ham chữ phú, phụ bạc chữ bần
-
Em có chồng về chỗ lôi thôi
Em có chồng về chỗ lôi thôi
Cực em, em chịu bạn cũ ơi đừng phiền
Cà lùi, bí luộc, măng chiên
Giàu nghèo tự số, nợ duyên tự trời. -
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
-
Ta yêu nhau xa cũng nên gần
– Ta yêu nhau xa cũng nên gần,
Đừng nên tham phú phụ bần khó coi
– Yêu nhau duyên phận mà thôi,
Của thì như nước hồ vơi lại đầy. -
Bà giàu, bà thóc, bà cóc gì ai
Bà giàu, bà thóc, bà cóc gì ai.
-
Đói cơm hơn kẻ no rau
-
Con vua thì lại làm vua
Con vua thì lại làm vua,
Con nhà kẻ khó bắt cua cả ngày. -
Đôi ta cùng một chữ nghèo
Đôi ta cùng một chữ nghèo
Tỉ như có bọt thì bèo lăn tăn -
Ai ơi phải nghĩ trước sau
Ai ơi phải nghĩ trước sau
Đừng tham lắm của nhà giàu làm chi
Làm thì xem chẳng ra gì
Làm tất làm tả, nói thì điếc tai
Đi ngủ thì hết canh hai
Thức khuya dậy sớm, mình ai dãi dầu
Sớm ngày đi cắt cỏ trâu
Trưa về lại bảo: ngồi đâu, không đầy
Hết mẹ rồi lại đến thầy
Gánh cỏ có đầy cũng nói rằng vơi
Nói thì nói thật là dai
Lắm câu chua cạnh, đắng cay trăm chiều
Phận em là gái nhà nghèo
Lấy phải chồng giàu, ai thấu cho chăng
Nói ra đau đớn trong lòng
Chịu khổ chịu nhục suốt trong một đời -
Bởi nghèo ở xó chuồng heo
Bởi nghèo ở xó chuồng heo
Phải chi có của họ theo họ nhờ
Chú thích
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Chao
- Dùng rổ sâu, giậm, cái chao mà múc, xúc hay hớt lấy vật gì.
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cậy
- Ỷ vào sức mạnh, quyền thế hay tiền bạc.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đây là một cách nói lối (nói quá) của người dân xứ Truồi về sự đắt đỏ của trầu cau.
-
- Cói
- Cũng gọi là coi cói, một loài chim bề ngoài giống cò nhưng nhỏ hơn. Thịt cói được chế biến thành nhiều món ăn dân dã.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Tham phú phụ bần
- Vì ham giàu (phú) mà phụ bạc người nghèo khó (bần).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
- Tinh thông một nghề thì có thể sống đầy đủ, sung sướng cả đời (thành ngữ Hán Việt).
-
- Thợ thuyền
- Công nhân (từ cũ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).