Khen ai khéo đặt cái nghèo
Kém ăn kém mặc, kém điều khôn ngoan
Bây giờ chẳng có bạn vàng
Cho nên đổ cả khôn ngoan cho người
Nhà giàu nói một hay mười
Nhà khó nói chẳng được lời nào khôn
Nhà nghèo như giỏ thủng trôn
Nhà giàu như bạc bỏ hòm xưa nay
Nghèo đâu nghèo mãi thế này
Mất chúng mất bạn vì nay tội nghèo
Bốn bề công nợ eo xèo
Chỉ vì một nỗi tội nghèo mà thôi
Tôi làm, tôi chẳng có chơi
Nghèo sao nghèo mãi, trời ơi hỡi trời
Những bài ca dao - tục ngữ về "giàu nghèo":
-
-
Nhà giàu mua vải tháng ba
-
Nhà ngói, cây mít
-
Giàu đặng trung đặng hiếu, khó mất thảo mất ngay
Giàu đặng trung, đặng hiếu
Khó mất thảo, mất ngay -
Số giàu mang đến bờ hè
Số giàu mang đến bờ hè
Số nghèo con mắt toét loe vẫn nghèo -
Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định
-
Số khó làm chẳng nên giàu
Số khó làm chẳng nên giàu,
Bắt ốc nước lớn hái rau lở bờ -
Khó nhịn lời, côi nhịn lẽ
-
Bần cư náo thị vô nhân đáo
-
Bần cư náo thị vô nhân vấn
Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại thâm sơn hữu viễn thân
Anh với em chút nữa thời gần
Tại ba với má bẻ cần tháo dâyDị bản
Bần cư náo thị vô nhơn vấn
Phú tại thâm sơn hữu khách tầm
Anh với em cũng muốn cho gần
Tại cha với mẹ buông cần đứt dây.
-
Nhà quăng dùi đục không mắc
-
Nhà như tàu tượng
-
Nhà giàu ăn cơm ba bữa, nhà khó đỏ lửa ba lần
Nhà giàu ăn cơm ba bữa,
Nhà khó đỏ lửa ba lần -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chưa giàu đã lấy buồi làm then cửa
Chưa giàu đã lấy buồi làm then cửa
-
Nhà ta nghèo một gian, hai chái
-
Nghèo thì cạp đất mà ăn
Nghèo thì cạp đất mà ăn
-
Tràng sưa sáo rách
-
Nẫu giàu nẫu được sướng sang
-
Giàu giờ Ngọ, khó giờ Mùi
-
Ăn cam mới biết mùi cam
Ăn cam mới biết mùi cam
Lấy chồng lựa chỗ trưởng nam mau giàu
– Em ơi đừng có ham giàu
Một trăm cái giỗ đổ lên đầu trưởng nam
Chú thích
-
- Bạn vàng
- Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Nhà ngói, cây mít
- Nhà lợp ngói thì bền, ít phải sửa chữa, cây mít thì trồng một lần được ăn quả nhiều lần. Chỉ nhà giàu có, có cơ sở vững chắc.
-
- Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định
- Bốn người được cho là giàu nhất Sài Gòn (cũng như cả Nam Kỳ lục tỉnh và toàn cõi Đông Dương) vào cuối thể kỉ 19, đầu thế kỉ 20:
- Huyện Sỹ: Tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900), tên khai sinh là Lê Nhứt Sỹ, quê ở Long An. Ông là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại.
- Tổng đốc Phương: Tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841-1914), một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp.
- Bá hộ Xường: Tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896), người gốc Hoa.
- Bá hộ Định: Tên thật là Trần Hữu Định, làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.Về vị trí thứ 4, câu này có một số dị bản: tứ Trạch (Trần Trinh Trạch, dân gian còn gọi là Hội đồng Trạch), tứ Hỏa (Hui Bon Hoa hay Huỳnh Văn Hoa, dân gian còn gọi là chú Hỏa) hoặc tứ Bưởi (Bạch Thái Bưởi).
-
- Khó nhịn lời, côi nhịn lẽ
- “Người nghèo khổ thì phải nhịn không dám cãi lại người ta vì mình không có tiền; trẻ mồ côi thì phải nhịn, không dám tranh lấy phải mà đành phải chịu rằng mình trái lẽ, vì không có thế lực.” (Tục ngữ lược giải – Lê Văn Hòe)
-
- Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân
- Tạm dịch: Nghèo giữa chợ đông ai thèm hỏi, giàu tại rừng sâu lắm kẻ thăm. Tùy theo dị bản mà trong câu này chữ "vấn" có thể thành chữ "đáo," "thâm sơn" thành "lâm sơn," "hữu viễn thân" thành "hữu khách tầm" vân vân.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sa cơ thất vận
- Cũng như Thất cơ lỡ vận.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Nhà quăng dùi đục không mắc
- Nhà nghèo, trống trải, không có đồ đạc của nả gì.
-
- Tàu tượng
- Chỗ nhốt voi.
-
- Nhà như tàu tượng
- Nhà nghèo, tuềnh toàng, tường vách trống trải (như chỗ nhốt voi).
-
- Chái nhà
- Phần mở rộng bên trái hoặc phải của nhà chính, thường để chứa tạm nông sản hoặc nông cụ.
-
- Nhà lá mái
- Một kiến trúc nhà ở truyền thống và độc đáo chỉ thấy ở các tỉnh từ Quảng Trị trở vào Phú Yên, đặc biệt là Bình Định. Vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, tranh, đất... nhưng rất bền. Mái, vách nhà đều có hai lớp nên mát mẻ vào hè và ấm áp vào đông. Giàn cột, kèo, xiên, trính… đều sử dụng danh mộc như lim, sơn, sầm ná, xay, mít ... được chạm trổ hoa lá, chim thú rất công phu và thẩm mĩ. Quá trình xây nhà thường mất từ 2-3 năm. Nhà lá mái hiện vẫn còn rải rác ở miền Trung nhưng đều ở trong tình trạng bảo quản kém.
-
- Tràng sưa sáo rách
- Cái tràng thưa và tấm sáo rách. Chỉ gia cảnh nghèo hèn.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Giàu giờ Ngọ, khó giờ Mùi
- Mới khắc trước giàu sang, khắc sau đã nghèo khó, mới thấy của cải, vật chất là phù du.