Những bài ca dao - tục ngữ về "bệnh tật":

Chú thích

  1. Nhung
    Sừng non của hươu nai. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn). Nhung là một vị thuốc rất bổ.

    Hươu có nhung

    Hươu có nhung

  2. Theo kinh nghiệm dân gian, nước giải (nước tiểu), nhất là của trẻ con, có khả năng chữa một số loại bệnh.
  3. Vông nem
    Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…

    Hoa và lá vông nem

    Hoa và lá vông nem

  4. Theo kinh nghiệm dân gian, lá vông và lá sen giã nát lấy nước uống; bã chưng nóng rịt vào hậu môn có thể chữ bệnh trĩ (lòi dom).
  5. Câu này trong cuốn Về cội về nguồn, quyển III, Lê Gia giải thích: người mắc bệnh lậu khi đi tiểu tiện bị đau buốt, phải rên la "Ôi cha, chặc, chặc, chặc! Đau quá!", tiếng rên giống như tiếng gọi cha và ba tiếng đánh lưỡi gọi chó.
  6. Người xưa cho rằng phụ nữ mới sinh xong không nên ăn ngon, nếu không dễ sinh bệnh mà chết. Đây là quan niệm sai lầm.
  7. Thượng mã phong
    Còn gọi là phạm phòng, tình trạng đột tử do trụy tim mạch, xảy ra ở người đàn ông khi đang hoạt động tình dục.
  8. Lòng lợn có thể chứa nhiều vi trùng độc hại, nếu không nấu nướng kĩ có thể gây chết người.
  9. Tuy nhiên, hầu hết những người nhức răng lại nói ngược lại.
  10. Giắt
    Cài vào, mắc vào.
  11. Rền rĩ
    Rên rỉ, than khóc không dứt.
  12. Tim la
    Tên gọi cũ của bệnh giang mai. Có nơi ghi tiêm la.
  13. Bài ca dao này trêu chọc những người bị bệnh hen (dân gian gọi là bệnh nực), mỗi khi thời tiết thay đổi thì hay thở khò khè trong cổ họng (tục gọi là cò cử, hoặc cưa).