Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  2. Thua kiện mười bốn quan năm, được kiện mười lăm quan chẵn
    Được và thua kiện đều chịu phí tổn ngang ngửa nhau. Câu này ngụ ý khuyên không nên sinh việc kiện cáo.
  3. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  4. Ăn xó mó niêu
    Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  5. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  6. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  7. Làm như khách chìm tàu
    Làm xí xô xí xào, làm ra tiếng ồ ào, kêu la inh ỏi, như người Ngô chìm tàu, có nghĩa là làm tâng bầng vỡ lở, dấy tiếng om sòm, rần rần. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  8. Khẳm
    Đầy đủ (từ cũ).
  9. Nói vuốt đuôi lươn
    Nói gạt nhau; không giữ lời nói. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  10. Giòi trong xương giòi ra
    Bà con trong nhà hại nhau.
  11. Hoàn
    Trả lại, trở lại (từ Hán Việt).
  12. Chầy
    Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
  13. Quan chế ngày xưa có hai đường: đường chính và đường tắt. Đường chính do học hành, đỗ đạt cao rồi được bổ làm quan (hàm tứ phẩm trở lên). Đường tắt thường do những thành phần thư lại, bát phẩm, cửu phẩm ở các ti, tào nhỏ, nhờ có công cán đặc biệt nên được đề cử lần lần lên tri huyện, tri phủ, có khi lên đến chức quan. Đường tắt do đó thường mất rất nhiều thời gian (đàn ông quan tắt thì chầy). Còn đàn bà nhiều khi chỉ có chút nhan sắc hay may mắn cưới được chồng làm quan thì cũng thành bà nọ bà kia (đàn bà quan tắt nửa ngày lên quan).
  14. Khái
    Con hổ.
  15. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  16. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  18. Răng đen
    Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:

    "Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."

    Xem phóng sự về phong tục nhuộm răng và ăn trầu.

    Răng đen

    Răng đen

  19. Có bản chép:
    Răng đen ai nhuộm cho mình,
    Để duyên mình thắm, để tình anh say.
  20. Chỉ điều
    Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
  21. Tất niên
    Cuối năm (từ Hán Việt).
  22. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  23. Độc bình
    Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  24. Thư thư
    Thong thả, từ từ, không bức bách.
  25. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Ba mươi sáu phố
    Một cách gọi của đô thị cổ Hà Nội, khu vực dân cư nằm về phía đông của hoàng thành Thăng Long, nơi tập trung nhiều hoạt động buôn bán. Khu vực này rộng hơn khu phố cổ Hà Nội ngày nay.

    "Ba mươi sáu" là một con số mang tính ước lệ, số phố thực tế nhiều hơn con số này, và thay đổi theo thời kì.

  27. Kiều Mai
    Tên cũ là trại Mai Trang, một làng ven sông Nhuệ, thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Xưa làng ở gần cầu Diễn, lại có rừng mơ lớn nên mới có tên Kiều Mai.

    Hội làng Kiều Mai

    Hội làng Kiều Mai

  28. Thanh Lâm
    Tên gọi của một huyện đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam kể từ thời thuộc Minh (1407-1427), hiện nay là huyện Nam Sách và một phần thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.