Thà bán đổ còn hơn xách rổ về không
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Giữ miệng lọ, ai giữ được miệng họ hàng
Giữ miệng lọ, ai giữ được miệng họ hàng
-
Giàu thú quê không bằng ngồi lê kẻ chợ
-
Giận con rận đốt cái áo
-
Gậy vông phá nhà gạch
-
Gạo đổ bốc chẳng đầy thưng
-
Gánh vàng đi đổ sông Ngô
-
Đường dài biết sức ngựa, chuyện lâu rõ lòng người
Đường dài biết sức ngựa
Chuyện lâu rõ lòng người -
Một lẽ sống bằng đống lẽ chết
Một lẽ sống bằng đống lẽ chết
-
Đi buôn nhớ phường , đi đường nhớ lối
Đi buôn nhớ phường
Đi đường nhớ lối -
Cùng nghề đan thúng , túng nghề kéo vải sợi
Cùng nghề đan thúng
Túng nghề kéo vải sợiDị bản
-
Áo cứ tràng, làng cứ xã
Dị bản
-
Áo rách thì giữ lấy tràng
Áo rách thì giữ lấy tràng
Đủ đóng đủ góp với làng thì thôi -
Ba mươi được ăn, mồng một tìm đến
-
Bà khen con bà tốt, tháng mười tháng một bà biết con bà
-
Đã mưa thì mưa cho khắp
Đã mưa thì mưa cho khắp
-
Dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô
-
Chết đuối đọi đèn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chưa nặn bụt đã nặn bệ
Dị bản
Chưa nặn Bụt đã nặn buồi
-
Chạch bỏ giỏ cua
Chú thích
-
- Thú
- Nhà (từ Hán Việt); thú quê: nhà quê.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Rận
- Loại côn trùng nhỏ, thân dẹp, không cánh, hút máu, sống kí sinh trên người và một số động vật.
-
- Tầm vông
- Một loài cây thuộc họ tre, có khả năng chịu khô hạn khá tốt, ưa ánh sáng dồi dào. Thân cây gần như đặc ruột và rất cứng, không gai, thường dùng trong xây dựng, sản xuất chiếu và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài việc sử dụng làm vật liệu xây dựng như những loài tre khác, do độ bền cao, đặc biệt là khả năng dễ uốn cong nên tầm vông còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Đươn
- Đan (phương ngữ Nam Bộ)
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Tràng
- Cổ áo (từ cũ), nay cũng được hiểu là vạt trước (của áo dài).
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Áo cứ tràng, làng cứ xã
- Cổ áo là bộ phận chủ chốt của áo, cũng như xã là chức quản lí cao cấp của làng. Câu này nói về trách nhiệm của người đứng đầu trong một tập thể.
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Ba mươi được ăn, mồng một tìm đến
- Hôm trước được cho ăn thì hôm sau lại đến ăn chực. Đại ý câu này muốn nói được ăn một lần, hay được lợi một lần thì lần sau cứ mong ngóng mãi.
-
- Sô
- Một loại vải dệt thưa, thường dùng để may màn hoặc may tang phục.
-
- Chết đuối đọi đèn
- Câu này thường được dùng để nói về sự thất bại, thua lỗ, sa sút, vì một việc rất tầm thường, nhỏ nhặt, cũng như chết đuối trong cái đọi đèn.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Chạch bỏ giỏ cua
- Địa vị khó tránh khỏi nguy hiểm, cũng như con chạch bỏ giỏ cua thì bị cua cắp tứ phía, không tránh đâu cho thoát.