Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Hỏi sư mượn lược
Hỏi sư mượn lược
-
Ăn trộm ăn cướp thành Phật thành Tiên, đi chùa đi chiền bán thân bất toại
-
Chân le chân vịt
-
Ong làm mật không được ăn, yến làm tổ không được ở
Ong làm mật không được ăn,
Yến làm tổ không được ở -
Chết trâu lại thêm mẻ rìu
-
Chưa đẻ đã đặt tên
Chưa đẻ đã đặt tên
-
Chết chẳng muốn, muốn ăn xôi
Chết chẳng muốn, muốn ăn xôi
-
Cha hát con khen, ai chen vô lọt
Cha hát con khen, ai chen vô lọt
-
Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết
-
Một mình nghĩ không tròn, một thân lo không xong
Một mình nghĩ không tròn,
Một thân lo không xong -
Ló có phân như thân có của
-
Đói hư việc, điếc hư thân
-
Sợ hẹp lòng không sợ hẹp nhà
Sợ hẹp lòng không sợ hẹp nhà
-
Mặt sứa gan lim
-
Quân tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tướng
-
Ít thầy đầy đãy
-
Bán tóc mua lược
Bán tóc mua lược
-
Chễm chệ như rể bà goá
Chễm chệ như rể bà goá
-
Triều đình trọng tước, hương ước trọng xỉ
Chú thích
-
- Ăn nễ
- Ăn cơm không (không có đồ ăn).
-
- Bán thân bất toại
- Bán: nửa, thân: mình, bất: chẳng, toại: thỏa lòng. Chỉ việc nửa thân mình (trên hoặc dưới) không cử động được (vì bệnh tật hoặc tai nạn).
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Chân le chân vịt
- Trạng thái sốt ruột, đứng ngồi không yên, hoặc nửa muốn ở nửa muốn đi. Giống như một chân là chân le le (bay được), một chân là chân vịt (không bay được).
-
- Nghĩa câu này cũng tương tự như câu Họa vô đơn chí.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đói hư việc, điếc hư thân
- Đói nghèo, thiếu thốn thì thiếu điều kiện làm tốt công việc. Điếc thì không nghe được người khác khuyên nhủ, nhắc nhở nên không tự sửa mình được.
-
- Mặt sứa gan lim
- Bề ngoài có vẻ mềm mỏng, nhã nhặn nhưng thực chất là lì lợm, ngang bướng
-
- Đãy
- Cũng gọi là tay nải, cái túi to làm bằng vải, có quai để quàng lên vai, dùng để mang đi đường. Đây là vật dụng thường thấy ở những nhà sư khất thực.
-
- Hương ước
- Các qui ước của làng xã (từ gốc Hán).
-
- Xỉ
- Tuổi tác (từ Hán Việt).