Ăn như tu, ở như tù
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Ăn đầy bụng ỉa đầy bồ
-
Tre già đan sọt, nứa tốt đan bồ
-
Sống mỗi người một nết
Sống mỗi người một nết
Chết mỗi người một tật -
Sống mỗi người một nhà
Sống mỗi người một nhà
Già mỗi người một mồ -
Sống một đồng không biết
Sống một đồng không biết
Chết một đồng không đủDị bản
Sống một đồng không hết
Chết mười đồng không đủ
-
Cấy thưa thừa thóc, cấy dày thì cóc được ăn
Cấy thưa thừa thóc, cấy dày thì cóc được ăn
-
Chiêm Nam, mùa Bắc
-
Cơm mô no chó, ló mô no gà
-
Sạch sẽ là mẽ con người
Sạch sẽ là mẽ con người
-
Đói nghèo sinh hư, no dư sinh tử tế
Đói nghèo sinh hư
No dư sinh tử tế -
Con người ỉa đầu đường thì thối
Con người ỉa đầu đường thì thối
Con mình ỉa đầu gối thì thơmDị bản
Cứt ở nơi người thì thối,
Cứt ở đầu gối thì thơm
-
Chó giữ nhà gà gáy sáng
Chó giữ nhà, gà gáy sáng
-
Biết sự trời mười đời khỏi đói
Biết sự trời, mười đời khỏi đói
-
Bỏ con, bỏ cháu chớ bỏ hai mươi sáu chợ Trôi
Dị bản
-
Có của chớ cho Nủa coi, có thoi chớ cho Noi thấy
-
Thà thiếu ngay hơn thừa lệch
Thà thiếu ngay hơn thừa lệch
-
Thà cho vàng, không ai dẫn đàng đi buôn
-
Nể cô nể dì còn gì là vốn
Nể cô nể dì còn gì là vốn
-
Thần linh cũng kinh đứa Ngô
Chú thích
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chợ Trôi
- Một ngôi chợ hiện nay thuộc địa phận làng Phú Đa, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Chợ họp vào ngày hai mươi sáu tháng chạp âm lịch, rất đông vui.
-
- Kẻ Nủa
- Một địa danh thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. Thời Pháp thuộc, Kẻ Nủa thuộc tổng Thạch Xá. Hiện nay, Kẻ Nủa gồm 5 xã: Chàng Sơn, Thạch Xá, Hữu Bằng, Bình Phú và Phùng Xá.
Đây là vùng có nhiều đình, đền, chùa, quán... Tất cả có 12 chùa, 15 đình, đền, quán, miếu. Trong đó có những công trình rất có giá trị về văn hóa và nghệ thuật, như: Chùa Tây Phương ở Thạch Xá, đình Hữu Bằng, đình làng Gia, đền thờ và lăng mộ Phùng Khắc Khoan ở Phùng Xá... Kẻ Nủa còn là cái nôi của 3 phường rối nước có từ lâu đời, nay vẫn còn hoạt động: Rối nước làng Gia, rối nước làng Yên và rối nước làng Chàng.
-
- Cổ Nhuế
- Tên Nôm là kẻ Noi, một làng thuộc Thăng Long xưa, nay là xã thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng Cổ Nhuế ngày xưa có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi, đồng thời có nghề may từ đầu thế kỉ 20. Làng cũng có nghề hót phân rất độc đáo, tới mức trong đền thờ Thành Hoàng, người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay (những công cụ hót phân).
Đọc thêm "Nghề hót phân trên đời là nhất!".
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.