Thà nằm tàu chuối có đôi
Còn hơn chiếu tốt lẻ loi một mình
Thà nằm tàu chuối có đôi
Dị bản
Đêm nằm tàu chuối có đôi
Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình
Thà nằm tàu chuối có đôi
Còn hơn chiếu tốt lẻ loi một mình
Đêm nằm tàu chuối có đôi
Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình
Sự đời vay trả, trả vay
Ôm rơm rặm bụng
Thấy bở cứ đào mãi
Việc to đừng lo tốn
Dốt nát tìm thầy
Bóng bẩy tìm thợ
Đắt xắt ra miếng
Dâu là con,
Rể là khách
Dân được mùa, sãi chùa có ăn
Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ
Bằng bạn bằng bè
Ghen ăn tức ở
Có tiếng mà chẳng có miếng
Kém miếng khó chịu
Việc chạy bay khi gặp tay thợ khéo
Vật quý lúc mất
"Bầu dục chấm mắm cáy" hình thành trên cơ sở của độ chênh, hay tính không tương hợp giữa thức ăn và gia vị. Bầu dục là món ăn ngon và hiếm, hoàn toàn không thích hợp khi chấm với mắm cáy là loại mắm hạng xoàng. Bầu dục, nếu ăn đúng cách là phải chấm với chanh, hay nước gừng. Còn mắm cáy thì chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà...
Nhắc đến cách ăn bầu dục, người xưa có câu:
Sáng ngày bầu dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày
Theo kiểu bẫy cò ke dùng bẫy chim, người ta làm ra những chiếc bẫy chó tương tự và cùng tên. Vì thế trong Từ Điển Bùi Văn Tập, bẫy cò ke này được giải thích là: một bẫy chó rất sơ sài; và nghĩa bóng là mưu lừa rất tầm thường.
Bợm già là những tay bợm lão luyện, lọc lõi trong nghề lừa lọc thế mà bị mắc bẫy cò ke tức là bị mắc mưu lừa tầm thường. Và khi đã sa cơ thì dù có là bợm già cũng khó thoát.
Câu này ý nói những kẻ tuy có bản lĩnh vẫn có lúc bị sa cơ thất thế bởi những mưu chước rất tầm thường.
Các nhà văn cổ điển của nước ta thường viết theo ý câu ấy:
Mặn mà chìm cá rơi chim
(Hoa Tiên)
Hay:
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng lơ trời nhạn ngẩn ngơ sa
(Cung oán ngâm khúc)
Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ, và đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.