Gái đĩ già mồm
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Chó dại có mùa, người dại quanh năm
Chó dại có mùa, người dại quanh năm
-
Sểnh nạ, quạ tha
-
Chân tơ kẽ tóc
Chân tơ kẽ tóc
-
Cơm ba bát, áo ba manh
Cơm ba bát, áo ba manh
Đói chẳng xanh, rét chẳng chết -
Tốt tóc thì cỏ mần trầu
Dị bản
-
Mắt tròn mắt dẹt
Mắt tròn mắt dẹt
-
Mang nặng đẻ đau
Mang nặng đẻ đau
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đứa dại cởi truồng, người khôn xấu mặt
Đứa dại cởi truồng, người khôn xấu mặt
Dị bản
Người dại để lồn, người khôn xấu mặt
-
Quyền rơm vạ đá
Quyền rơm vạ đá
-
Trượt vỏ dưa, thấy vỏ dừa cũng sợ
Trượt vỏ dưa, thấy vỏ dừa cũng sợ
-
Liệu gió phất cờ
Liệu gió phất cờ
-
Thà nằm tàu chuối có đôi
Thà nằm tàu chuối có đôi
Còn hơn chiếu tốt lẻ loi một mìnhDị bản
Đêm nằm tàu chuối có đôi
Hơn nằm chiếu tốt lẻ loi một mình
-
Sự đời vay trả, trả vay
Sự đời vay trả, trả vay
-
Ôm rơm nặng bụng
Dị bản
Ôm rơm rặm bụng
-
Thấy bở cứ đào mãi
Thấy bở cứ đào mãi
-
Việc to đừng lo tốn
Việc to đừng lo tốn
-
Chân đăm đá chân chiêu
-
Bầu dục chấm mắm cáy
Dị bản
-
Bợm già mắc bẫy cò ke
Chú thích
-
- Sểnh
- Đồng nghĩa với sổng, nghĩa là để thoát khỏi, để mất đi cái mình đã nắm được hoặc coi như đã nắm được.
-
- Nạ
- Mẹ. Theo học giả An Chi, đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ 女 (nữ).
-
- Cỏ mần trầu
- Còn có nhiều tên khác như cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo... là một loại cỏ mọc hoang ở nhiều nơi. Cỏ có vị ngọt, hơi đắng, là một vị thuốc dân gian chữa được nhiều loại bệnh như tăng huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều...
-
- Bồ kết
- Một loại cây lâu năm, thân gỗ có gai, cho hạt giống hạt đậu. Mỗi quả bồ kết có từ 30 đến 40 hạt. Quả bồ kết chứa nhiều dầu, do vậy từ xưa nhân dân ta đã biết gội đầu bằng bồ kết để có mái tóc bóng mượt. Ngoài ra, bồ kết còn là một vị thuốc dân gian.
-
- Sả
- Một loại cỏ cao, sống lâu năm, có mùi thơm như chanh. Tinh dầu sả được dùng để ướp tóc. Thân cây sả có thể làm gia vị.
-
- Rơm
- Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).
-
- Ôm rơm nặng bụng
- (Khẩu ngữ) ví việc làm không đâu, không phải việc của mình nhưng cứ làm, nên không những không mang lại lợi ích mà còn tự gây vất vả, phiền phức cho mình.
-
- Đăm
- Bên phải (từ cổ). Từ này thường bị đọc nhầm thành nam trong thành ngữ Chân đăm đá chân chiêu.
-
- Chiêu
- Bên trái (từ cổ).
-
- Bầu dục
- Còn gọi là quả cật hay quả thận, một cơ quan trong cơ thể người hay động vật, có nhiệm vụ lọc nước tiểu. Bồ dục lợn là một món ăn ngon.
-
- Mắm cáy
- Mắm làm từ con cáy, loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông. Mắm cáy được xem là mắm bình dân, thuộc hạng xoàng trong các loại mắm ở vùng biển, thường chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà.
-
- Ý nói "không phù hợp, thô bạo, thiếu tế nhị" (theo Thành ngữ tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội - 1978). Trong thực tế giao tiếp hàng ngày, người ta thường nói "dùi đục chấm mắm cáy" hơn là "bầu dục chấm mắm cáy". Tuy vậy, "bầu dục chấm mắm cáy" lại là dạng ban đầu; còn "dùi đục chấm mắm cáy" chỉ là biến thể do đọc chệch "bầu dục" ra "dùi đục" mà thành.
"Bầu dục chấm mắm cáy" hình thành trên cơ sở của độ chênh, hay tính không tương hợp giữa thức ăn và gia vị. Bầu dục là món ăn ngon và hiếm, hoàn toàn không thích hợp khi chấm với mắm cáy là loại mắm hạng xoàng. Bầu dục, nếu ăn đúng cách là phải chấm với chanh, hay nước gừng. Còn mắm cáy thì chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà...
Nhắc đến cách ăn bầu dục, người xưa có câu:
Sáng ngày bầu dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Cò ke
- Một loài cây thân thảo. Có hai loại cò ke: loài dây leo và loài thân đứng. Quả cò ke khi chín có màu đen, vỏ nhẵn là món ăn đặc biệt ưa thích của các loài chim.
-
- Người ta dùng quả cò ke để bẫy chim. Bẫy cò ke có cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả cao. Nếu chim đã chui đầu vào ăn mồi (ăn quả cò ke) thì đều bị cần bật đập gãy cổ chết ngay. Vì vậy mà khi chim đã bị “mắc bẫy cò ke” thì khó lòng thoát chết.
Theo kiểu bẫy cò ke dùng bẫy chim, người ta làm ra những chiếc bẫy chó tương tự và cùng tên. Vì thế trong Từ Điển Bùi Văn Tập, bẫy cò ke này được giải thích là: một bẫy chó rất sơ sài; và nghĩa bóng là mưu lừa rất tầm thường.
Bợm già là những tay bợm lão luyện, lọc lõi trong nghề lừa lọc thế mà bị mắc bẫy cò ke tức là bị mắc mưu lừa tầm thường. Và khi đã sa cơ thì dù có là bợm già cũng khó thoát.
Câu này ý nói những kẻ tuy có bản lĩnh vẫn có lúc bị sa cơ thất thế bởi những mưu chước rất tầm thường.