Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Đỗ Mười
    Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (1991-1997). Cùng với người tiền nhiệm là Nguyễn Văn Linh, ông đóng vai trò rất lớn trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời góp phần giữ vững vị thế của Đảng Cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ.

    Bởi I myself cropped, original author is Lưu Ly at vi.wikipedia.org – cropped from original image here File:Đỗ Mười in UN Day of Vesak 2008.JPG, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=4109506

    Đỗ Mười

  2. Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi
    Tháng 5 năm 1981, Hải Phòng xảy ra vụ cháy kho 5 (kho vải, một mặt hàng rất quan trọng trong thời bao cấp). Sau vụ đó, Hải Phòng "được" cấp cho số vải bị cháy dở, hoặc đã bị vòi cứu hỏa phun nước và hóa chất vào.
  3. Chân chữ bát
    Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
  4. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  5. Cà cuống
    Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.

    Con cà cuống

    Con cà cuống

  6. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  7. Ăn xó mó niêu
    Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  8. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  9. Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt
    Cũng với giá trị đồng tiền đó, nhưng được xem là rẻ hay đắt còn phụ thuộc vào chất lượng mặt hàng được mua.
  10. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Tốt tóc nhọc cột nhà
    Ngày trước, các bà, các cô tóc dài mỗi khi gội đầu, muốn cho tóc chóng khô để quấn tóc hay vấn khăn, thường có thói quen quật mái tóc nhiều lần vào cột nhà.
  12. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  13. Khướu
    Loại chim nhỏ, lông dày xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và các cành cây. Chim khướu có nhiều loài khác nhau, có tiếng hót hay và vang xa nên thường được nuôi làm cảnh.

    Chim khướu

    Chim khướu

  14. Có bản chép: Chiếu.
  15. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  16. Đỏ
    Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
  17. Tóc hai vòng
    Phụ nữ Nam Bộ khi vấn tóc thường vấn một vòng nếu tóc ngắn và ít, tóc dài thì vấn hai vòng rồi mới nhét mối, giúp mái tóc nhìn to dày và đẹp, ít bung mối.
  18. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).