Suy bụng ta mà ra bụng người
Xin chớ lắm lời toan tính so đo
Đói nghèo thì phải biết lo
Ngồi không ăn bám có khi mô nên người
Thà rằng đừng nói tốt hơn
Nói chi để khiến kẻ hờn người đau
Người nào mặt láng, da ngà
Trai đôi ba vợ, gái đôi ba chồng
Trời cho cày cấy đầy đồng
Xứ nào xứ ấy trong lòng vui ghê
Một mai gặt lúa đem về
Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Trên đời nhất đẹp là lồn
Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền
Trong lịch sử nước ta có một người phụ nữ làm hoàng hậu qua hai triều vua. Bà là Dương Vân Nga, vợ của vua Đinh Tiên Hoàng (nhà Đinh) và sau lại trở thành vợ của vua Lê Đại Hành (nhà Tiền Lê). Tương truyền khi mới sinh ra, bà khóc mãi không dứt. Lúc ấy có một đạo sĩ đi ngang qua nhà, đọc hai câu thơ làm bà nín bặt:
Nín đi thôi, nín đi thôi
Một vai gánh vác cả đôi sơn hà
Có một câu ca dao nhắc đến việc bà trở thành hoàng hậu hai triều.
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
(Truyện Kiều)
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
Bài chòi cũng dùng bộ bài này, nhưng chỉ chơi vào ngày Tết và không có tính ăn thua đỏ đen như bài tới.
Bình luận