Ai làm cho đó bỏ đăng
Dị bản
Ai làm cho đó bỏ đăng
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh
Ai làm cho đó bỏ đăng
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh
Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ
No mất ngon, giận mất khôn
Mẹ cha là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha
Cha mẹ để của bằng non
Không bằng để đức cho con ở đời.
Cha già con dại anh ơi
Anh đi cờ bạc suốt đời suốt năm.
Anh thiêu hàng chục hàng trăm
Em đi bán vải nhặt dăm ba đồng.
Cha già con dại chờ mong
Anh đi vui thú chơi rong một mình.
Uổng công cha mẹ sinh thành,
Uổng công gánh chữ chung tình của em.
Cây không trồng nên lòng không tiếc
Con không đẻ nên mẹ ghẻ không thương
Trách ai giục ngựa buông cương
Làm cho em phải vấn vương mối sầu
Cây khô chết đứng giữa đồng
Nàng dâu khôn khéo mẹ chồng vẫn chê
Cây khô chết đứng giữ đồng
Mưa giông anh không sợ, mà sợ cây cầu bắc ngang
Cây khô chết đứng giữa trời
Chết thời chịu chết không quên lời anh than
Con gái mười bảy đôi mươi
Xuống bến mà tắm, cá chui vô quần
Gái buồn gái nhảy tưng tưng
Về nhà mách chị, chị bưng miệng cười
Chị rằng: “Đừng sợ cá chui”
Cá chui mặc cá, mình vui mặc mình
Mai kia cô sẽ lấy chồng
Cái đêm động phòng như bị cá chui
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…