Toàn bộ nội dung
-
-
Chim bay về mỏm Sơn Trà
-
Cô kia má đỏ hồng hồng
-
Ước gì anh hóa được con kiến vàng
-
Bây giờ xâu nặng thuế cao
-
Anh đi súng ở tay ai
-
Chiều tà bóng ngả nương dâu
Chiều tà bóng ngả nương dâu,
Vin cành bẻ lá em sầu duyên tơ.
Tiếc công tháng đợi năm chờ,
Tưởng chàng có nghĩa, ai ngờ theo Tây.
Vùi thân trong đám bùn lầy,
Nước nào rửa sạch nhục này chàng ơi! -
Một mình liệu bảy lo ba
Một mình liệu bảy lo ba
Lo cau đỏ hạt lo già hết duyên
Còn duyên anh cưới con heo
Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôiDị bản
Một mình lo bảy lo ba
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình
-
Khôn ngoan cũng thể đàn bà
Khôn ngoan cũng thể đàn bà
Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hai tay nắm lấy khư khư
-
Cha mẹ có tóc, đẻ con trọc đầu
-
Thoạt đẻ thì mọc hai sừng
-
Còn trời còn nước còn non
-
Sông tròn vành vạnh, núi lạnh như tiền
-
Vô thủ, vô vĩ, vô nhĩ, vô tâm
-
Vắng cơm ba bữa còn no
-
Gái Tú Sơn đầu trơn như mỡ
-
Trúc với mai, mai về trúc nhớ
-
La Hà Thạch Trận là đây
-
Núi Thình Thình, chùa cũng Thình Thình
Chú thích
-
- Thi đua yêu nước
- Tên gọi của một phong trào toàn dân được phát động sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc" vào ngày 11/6/1948. Trích:
"Mục đích thi đua ái quốc là gì?
Diệt giặc đói khổ,
Diệt giặc dốt nát,
Diệt giặc ngoại xâm.
Cách làm là, dựa vào:
Lực lượng của dân
Tinh thần của dân, để gây:
Hạnh phúc cho dân.
Vì vậy bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua.
Làm cho mau
Làm cho tốt
Làm cho nhiều."Tên gọi này vẫn còn được sử dụng cho một số phong trào hiện nay.
-
- Sơn Trà
- Tên một bán đảo nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên một ngọn núi thuộc khu vực này.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Lang Sa
- Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
-
- Nề hà
- Ngại việc khó khăn.
Bờ trơn ta chẳng nề hà
Bàn chân bám chặt khó sa xuống bờ
(Tải gạo tiếp tế miền Đông - Bảo Định Giang)
-
- Bình dân học vụ
- Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang
Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.
-
- Kiến vàng
- Loài kiến nhỏ, màu vàng, đốt đau, làm tổ trên cây. Ở Tây Nguyên người ta dùng kiến vàng làm muối chấm với thịt nướng rất ngon.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kiến hôi
- Loài kiến màu nâu hoặc đen, làm tổ dưới đất hoặc trên các cây ăn quả, thức ăn là các chất đường, mật. Kiến hôi có tên gọi như vậy do có một mùi hôi rất đặc trưng.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Trường thọ
- Sống lâu (từ Hán Việt).
-
- Đội Cấn
- Tên thật là Trịnh Văn Cấn (1881 - 1918), người làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông còn có tên khác là Trịnh Văn Đạt, là viên đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp ở Thái Nguyên. Ông cùng Lương Ngọc Quyến - một chí sĩ yêu nước bị giam tại nhà tù ở Thái Nguyên - lãnh đạo binh lính người Việt đứng lên chống Pháp vào đêm 30/8/1917. Từ đó đến ngày 5/9, các cuộc tấn công của địch liên tiếp nổ ra. Do không chống nổi lực lượng của địch, nghĩa quân phải rút lui. Ngày 10/1/1918, trong trận chiến đấu với quân Pháp tại núi Pháo, Đội Cấn bị thương nặng và tự sát.
-
- Đội Cung
- Tên thật là Trần Công Cung, tham gia lực lượng lính khố xanh tại Nghệ An và thăng dần lên chức Đội. Đêm 13/1/1941, ông cùng 11 lính đồn Chợ Rạng tiến về Đô Lương giết viên đồn trưởng đồn Đô Lương rồi cùng 25 lính ở đây tiến về Vinh ngay trong đêm đó với mục đích chiếm trại Giám Binh (thành Nghệ An) rồi phát triển ra các nơi khác. Do bị lộ nên nghĩa binh bị đàn áp, binh biến chấm dứt. Cuối tháng 2/1941, Tòa án binh Hà Nội xử 51 bị can trong vụ khởi nghĩa Rạng - Đô Lương. Đội Cung, cai Vỵ cùng 9 người lính khác bị kết án tử hình, 12 người bị án chung thân, 2 người bị án 20 năm khổ sai... Sáng 25/4/1941, ông bị hành quyết ở Vinh.
-
- Sử xanh
- Ngày xưa khi chưa có giấy, sử sách được chép lên miếng tre trúc, có vỏ màu xanh, nên được gọi là sử xanh (thanh sử).
-
- Cau đỏ hạt
- Cau trở nên già, không còn bán cho người ăn trầu được nữa.
-
- Ngưu Lang, Chức Nữ
- Còn có các tên chàng Ngưu ả Chức hay ông Ngâu bà Ngâu, hai nhân vật trong truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ có mặt trong văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong phiên bản Việt Nam, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải, vì say mê nhau nên trễ nải công việc. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu kẻ ở cuối sông Ngân, và chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm rằm tháng Bảy âm lịch, trên một cây cầu do đàn quạ bắc nên (gọi là cầu Ô Thước). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, người trần gọi là mưa ngâu.
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Vô thủ, vô vĩ, vô nhĩ, vô tâm
- Không đầu, không đuôi, không tai, không tim.
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Giở
- Nhấc (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giò
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Tú Sơn
- Một địa danh nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trước là khu đồng rộng.
-
- Trì Trì
- Tên một giống lúa nổi tiếng ở Quảng Ngãi. Có ý kiến cho rằng, giống lúa này là do tướng Chăm là Bồ Trì Trì để lại trước khi bị quân nhà Lê truy đuổi phải chạy vào đến Phan Rang vào cuối thế kỉ 15. Lúa Trì Trì có hạt gạo đỏ, khi nấu chín nở nhiều và ngon cơm.
-
- Ươi
- Cũng gọi là đười ươi, một loại cây rừng thân gỗ lớn, cho quả có vị ngọt, hơi chát, tính hàn, mát cho cơ thể. Hạt ươi khô có vỏ nhăn nheo, khi ngâm nước sẽ nở ra rất to, thường được dùng để nấu chè.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
-
- La Hà Thạch Trận
- Tên một thắng cảnh nằm về phía đông thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 5 km về hướng Nam, gồm bốn ngọn núi đá: Cao Cổ, Đá Chẻ, Voi và Hùm. Tên "La Hà Thạch Trận" (trận địa bằng đá ở La Hà) là do Nguyễn Cư Trinh đặt.
-
- Thình Thình
- Tên một ngọn núi nằm về phía nam huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trên núi có ngôi chùa mang tên Viên Giác Tự, nhưng dân địa phương vẫn gọi bằng cái tên dân dã quen thuộc là chùa Thình Thình.