Má ơi, con má chính chuyên
Ghe hầu đi nói một thiên tiền đòi
Không tin giở hộp ra coi
Đôi bông ở dưới, tiền đòi ở trên
Toàn bộ nội dung
-
-
Bói cho một quẻ trong nhà
Dị bản
Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân
-
Cha nó lú có chú nó khôn
Dị bản
Nó lú có chú nó khôn
-
Lâu ngày thầy địa tới thăm
-
Xỏ lá ba que
-
Trai năm thê bảy thiếp
-
Điếc không sợ súng
Điếc không sợ súng
-
Ốc chẳng mang nổi mình ốc, ốc còn làm cọc cho rêu
Ốc chẳng mang nổi mình ốc, ốc còn làm cọc cho rêu
-
Đói cơm lạt mắm lem hem
Dị bản
-
Ai làm cho quạt long nhài
-
Bây giờ mận mới hỏi đào
-
Củ lang mỏng vỏ đỏ da
Củ lang mỏng vỏ đỏ da
Ai về Long Phụng theo ta mà về
Ai về Long Phụng thì về
Gần sông tắm mát, chợ kề một bên.Dị bản
-
Đồng mô sâu bằng đồng Thi Phổ
-
Đèo mô cao bằng đèo Đồng Ngổ
-
Ở hiền gặp lành
Ở hiền gặp lành
-
Đồng tiền liền khúc ruột
Đồng tiền liền khúc ruột
-
Đũa mốc chòi mâm son
Đũa mốc chòi mâm son
Dị bản
Đũa mốc mà vọc mâm son
-
Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại
Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại
-
Dầu ai nói bắc nói nam
Dầu ai nói bắc nói nam
Em đây vẫn vững như cam trên cành
Dầu ai nói tỏi nói hành
Em đây vẫn vững như thành mới xây. -
Ai về Cổ Lũy xóm Câu
Chú thích
-
- Ghe hầu
- Thuyền đẹp, chạm rồng, sơn son thếp vàng của địa chủ và quan lại ngày xưa, thường dùng để đi ngoạn cảnh.
-
- Thiên
- Một nghìn (từ Hán Việt, từ cổ).
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Chuồng heo ở dưới, chuồng gà ở trên
- Ở các vùng quê Việt Nam ngày xưa, nhân dân ta thường làm chuồng gà trên nóc của chuồng heo.
-
- Lú
- Lú lẫn, ngu dại.
-
- Thầy địa lí
- Người làm nghề xem thế đất để tìm chỗ đặt mồ mả, dựng nhà cửa cho được may mắn, theo thuật phong thủy.
-
- Xỏ lá ba que
- Có ý kiến cho rằng thành ngữ này xuất phát từ một trò chơi ăn tiền, trong đó kẻ chủ trò nắm trong tay một cái lá có xỏ một cái que, đồng thời chìa ra hai que khác. Ai rút được que xỏ lá là được cuộc, còn rút que không lá thì phải trả tiền. Tuy vậy, kẻ chủ trò luôn mưu mẹo khiến người chơi bao giờ cũng thua. Vì thế người ta gọi nó là thằng xỏ lá hoặc thằng ba que.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc của thành ngữ này.
-
- Năm thê bảy thiếp
- Thê là vợ cả, thiếp là vợ lẽ. Năm thê bảy thiếp chỉ việc một người có nhiều vợ trong chế độ phong kiến.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Nhận
- Đè mạnh xuống, thường cho ngập vào nước, vào bùn.
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Lạt
- Nhạt (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nhài
- Mảnh kim loại nhỏ, tròn, như cây đinh, giữ hai đầu chốt quạt giấy.
-
- Cầu Ô Thước
- Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Long Phụng
- Một thôn thuộc xã Đức Phụng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ven bờ nam sông Vệ. Ngày xưa, khoai lang trồng ở vùng đất Long Phụng có vị ngon, bùi, trở thành món ăn nổi tiếng gần xa.
-
- An Thổ
- Tên một thôn thuộc xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nằm bên sông Trà Câu.
-
- Hải Môn
- Tên một thôn thuộc xã Nghĩa Hiệp , huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề trồng hoa khá nổi tiếng.
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thổ
- Đất đai (từ Hán Việt).
-
- An Ba
- Cũng có tên là Ba Tơ, một vùng cát trắng phẳng lì rộng lớn nằm ở thượng lưu sông, ngày nay thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Cờ
- Bông (hoa) của các loại cây như mía, lau, ngô...
-
- Thiệt thà
- Thật thà (thổ ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cổ Lũy
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nay chia thành thôn Cổ Lũy Bắc và thôn Cổ Lũy Nam thuộc xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa. Có một thôn Cổ Lũy khác, nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Hai vùng này đều nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói.