Phúc chẳng hai, tai chẳng một
Dị bản
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí
Vừa khôn mà lại vừa ngoan
Đã vừa làm đĩ, lại toan cáo làng
Những người béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày
Đứa ở xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa
Thương cha thương mẹ có khi
Thương em lúc đứng lúc đi lúc ngồi
Thương cha thương mẹ có hồi
Thương em lúc đứng lúc ngồi cũng thương
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
Xem phóng sự Về quê thưởng thức bánh ú Nam Bộ
"...Bánh xu xê. Cái tên kì khôi này ở đâu mà ra? Thứ bột vàng và trong như hổ phách ấy, dẻo và quánh dưới hàm răng, là một thứ bánh rất ngon. Dù sao, cũng là một thứ bột thẳng thắn, vì nó dễ cho ta đoán trước để mà thèm thuồng những cái ngon ngọt hơn ẩn náu bên trong. Qua cái màu vàng óng ánh ấy, màu trắng của sợi dừa và màu vàng nhạt của đậu thêm một sắc nóng ấm và thân mật. Tôi bao giờ cũng ưa thức ăn nào có một hình sắc đẹp đẽ, cái đẹp lúc trông ngắm giúp nhiều cho cái thưởng thức lúc ăn lắm." (Hà Nội băm sáu phố phường - Thạch Lam)
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.