– Thấy em cũng muốn làm quen
Lại sợ em có chữ Thiên trồi đầu.
– Anh ơi chớ nói thêm rầu
Chữ Thiên trồi đầu lại có vết vai.
Toàn bộ nội dung
-
-
Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm
-
Con gái mà đứng éo le
-
Hai người đứng giữa cội cây
-
Trèo lên cây thuốc cao tàu
-
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Một con cá lội mấy người thả câu
Anh về xẻ gỗ bắc cầu
Non cao anh vượt biển sâu anh dò
Bây giờ sao chẳng bén cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi -
Mùa xuân dạo bước Tây Hồ
-
Con ơi mẹ bảo đây này
Con ơi mẹ bảo đây này
Sông sâu chớ lội, đò lầy chớ đi -
Đôi ta thương mãi nhớ lâu
-
Đi qua nghiêng nón cúi lưng
Dị bản
Đi qua nghiêng nón cúi lưng
Không dám chào bạn cũ bởi chưng đói nghèo
-
Đợi chờ trúc ở với mai
-
Thân chị như cánh hoa sen
-
Thân em như cái sập vàng
-
Ra về lại nhớ chợ Cuồi
-
Chưa chồng chơi chốn chùa chiền
-
Truyện Kiều anh đọc đã làu
-
Hỏi chàng đọc sách Kinh Thi
-
Cách sông nên phải lụy đò
Dị bản
-
Con cá rô nằm nghỉ dưới hồ
-
Dù chàng năm thiếp bảy thê
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Thiên duyên kì ngộ
- Sự gặp gỡ lạ lùng, như duyên trời sắp đặt (chữ Hán).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Chợ Cuồi
- Một chợ ở thôn Tam Đa, xã Tiến Hóa, huyện miền núi Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
-
- Thanh Thủy
- Một xã thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
-
- Lệ Sơn
- Làng cổ thuộc xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Lệ Sơn nổi tiếng hiếu học, là một trong bát danh hương của Quảng Bình. Nơi đây phong cảnh hữu tình, nằm bên bờ sông Gianh, tựa vào dãy Lệ Sơn 99 ngọn, có động Chân Linh cũng là một danh thắng.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Tương truyền hai câu này là của bà ba Cai Vàng thời còn con gái, thách đối bọn con trai trêu chọc bà khi đi chùa.
-
- Đây là hai câu 2981 và 2982 trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Lúc này Kim Trọng và Vương Quan đi tìm tung tích Kiều. Hay tin Kiều đã tự vẫn ở sông Tiền Đường, hai người vô cùng đau đớn, bèn lập đàn tràng để giải oan bên bờ sông. Duyên may lúc ấy vãi Giác Duyên đi ngang qua, thấy bài vị, liền cho biết Kiều chưa chết mà hiện đang tá túc tại am của mình:
Cơ duyên đâu bỗng lạ sao,
Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi.
Trông lên linh vị chữ bài,
Thất kinh mới hỏi: Những người đâu ta?
Với nàng thân thích gần xa,
Người còn sao bỗng làm ma khóc người?
Nghe tin ngơ ngác rụng rời,
Xúm quanh kể lể rộn lời hỏi tra:
Này chồng, này mẹ, này cha,
Này là em ruột, này là em dâu.
Thật tin nghe đã bấy lâu,
Pháp sư dạy thế sự đâu lạ thường!
-
- Kinh Thi
- Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Thê
- Vợ (từ Hán Việt).
-
- Lợn sề
- Cũng hay được viết nhầm thành lợn xề, chỉ lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Từ nái sề cũng thường được dùng để chỉ người phụ nữ nhiều con một cách trào phúng.