Toàn bộ nội dung
-
-
Đèn mù u khi lu khi tắt
-
Buôn có bạn, bán có phường
Buôn có bạn,
Bán có phường -
Bát ăn bát để
Bát ăn bát để
Dị bản
Của ăn của để
-
Bán vợ đợ con
-
Ban ngày thì mải đi chơi
Ban ngày thì mải đi chơi,
Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay -
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi
Ba tháng biết lẫy,
Bảy tháng biết bò,
Chín tháng lò dò biết đi -
Ba mặt một lời
Ba mặt một lời
-
Ba cọc ba đồng
Ba cọc ba đồng
-
Bình chân như vại
-
Ăn to nói lớn
Ăn to nói lớn
-
Ăn trắng mặc trơn
Ăn trắng mặc trơn
-
Ăn trên ngồi trốc
-
Ăn thật làm dối
Ăn thật làm dối
-
Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
-
Bình mới rượu cũ
Bình mới rượu cũ
Dị bản
Rượu cũ bình mới
-
Ăn có nhai, nói có nghĩ
Ăn có nhai,
Nói có nghĩ -
Ăn đã vậy, múa gậy làm sao
Ăn đã vậy,
Múa gậy làm sao -
Chửi cha không bằng pha tiếng
Chửi cha không bằng pha tiếng
Dị bản
Chém cha không bằng pha tiếng
-
Một tiền gà, ba tiền thóc
Một tiền gà,
Ba tiền thóc
Chú thích
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngũ cung
- Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
-
- Dùn
- Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Ở đợ
- Làm công trong nhà người khác để trừ nợ (phương ngữ Nam Bộ). "Đợ" có nghĩa là thế vật hoặc người để trừ nợ.
-
- Vại
- Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).