Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Nhau
    Nhau thai. Có nơi đọc là rau.
  2. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  3. Quang
    Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.

    Cái quang

    Cái quang

    Quang gánh

    Quang gánh

  4. Giành
    Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.

    Cái giành

    Cái giành

  5. Rền rĩ
    Rên rỉ, than khóc không dứt.
  6. Tim la
    Tên gọi cũ của bệnh giang mai. Có nơi ghi tiêm la.
  7. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  8. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  9. Cá mè
    Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.

    Cá mè

    Cá mè

  10. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  11. Bủng
    Vẻ ngoài nhợt nhạt, ốm yếu.
  12. Lầu tây
    Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
  13. Có bản chép: Ai về đằng ấy hôm nay.
  14. Buồng hương
    Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
  15. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  16. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  17. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  19. Du
    Dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  20. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  21. Chộ
    Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  22. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  23. Cỡi
    Cưỡi (phương ngữ Trung Bộ). Cũng được phát âm là cợi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ.
  24. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  25. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  26. Độ
    Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
  27. Ngái
    Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  28. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).