Công anh súc chén lau bình
Chè ôi mất nhụy, uổng công trình xiết bao!
Toàn bộ nội dung
-
-
Công anh tháng đợi năm chờ
Công anh tháng đợi năm chờ
Sao em dứt chỉ lìa tơ cho đành? -
Em có chồng rồi, như ngựa có cương
Em có chồng rồi, như ngựa có cương
Ngõ em em đứng, đường trường anh đi -
Trách mình chẳng trách ai đâu
-
Một mình vừa chẻ vừa đan
Một mình vừa chẻ vừa đan
Lỗi lầm thì chịu, phàn nàn cùng ai -
Đôi ta chẳng đặng sum vầy
-
Ngồi buồn chẳng dám trách ai
-
Trách duyên trách số lỡ làng
Trách duyên trách số lỡ làng
Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai -
Có lá lốt tình phụ xương sông
-
Nào khi nghèo khổ có ai
-
Em là con gái Đàng Trong
-
Yêu nhau xin quyết một lòng
-
Thân em như giấy nửa tờ
Thân em như giấy nửa tờ
Chớ nghi mà tội, chớ ngờ mà oanDị bản
Em như giấy mỏng một tờ
Đừng nghi mà tội, đừng ngờ mà oan
-
Sông kia có lạ chi cầu
-
Từ rày giã bạn bạn ơi
-
Ngãi nhân như bát nước đầy
Dị bản
-
Từ ngày chưa bén duyên chàng
-
Muốn về Hòa Đại, Hiệp Luông
-
Ai về khe Mọ cùng đi
-
Về coi đồng Mía, cồn Trăm
Chú thích
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Phi nghĩa
- Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Đàng Trong
- Cũng gọi là Nam Hà, một khái niệm bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh trở vào Nam, do chúa Nguyễn kiểm soát. Đàng Trong chấm dứt sự tồn tại của nó trong lịch sử từ năm 1786, khi phong trào Tây Sơn lật đổ chế độ Vua Lê-Chúa Trịnh.
-
- Đãi đằng
- Tâm sự, giãi bày (từ cổ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Rày
- Từ thêm vào cho vần, thường thấy trong ca dao Nam Bộ, có nghĩa là lại (theo nhà thơ Bùi Thanh Kiên).
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Hòa Đại
- Tên một làng nay thuộc xã Cát Hiệu, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Hiệp Luông
- Địa danh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Truông Ba Gò
- Một vùng đất rộng khoảng 500 mẫu Trung Bộ, hoang vu rậm rạp (Văn học dân gian, tập 1, NXB Văn Học 1977).
-
- Khe Mọ
- Địa danh nay thuộc xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
-
- Rú ri
- Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đồng Mía, cồn Trăm
- Hai địa danh thuộc thôn Ngọc Điền, nay thuộc thị trấn Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.