Trách duyên trách số lỡ làng
Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai
Toàn bộ nội dung
-
-
Có lá lốt tình phụ xương sông
-
Nào khi nghèo khổ có ai
-
Em là con gái Đàng Trong
-
Yêu nhau xin quyết một lòng
-
Thân em như giấy nửa tờ
Thân em như giấy nửa tờ
Chớ nghi mà tội, chớ ngờ mà oanDị bản
Em như giấy mỏng một tờ
Đừng nghi mà tội, đừng ngờ mà oan
-
Sông kia có lạ chi cầu
-
Từ rày giã bạn bạn ơi
-
Ngãi nhân như bát nước đầy
Dị bản
-
Từ ngày chưa bén duyên chàng
-
Muốn về Hòa Đại, Hiệp Luông
-
Ai về khe Mọ cùng đi
-
Về coi đồng Mía, cồn Trăm
-
Nhượng Bạn gần bể, kề non
-
Ai về Nhượng Bạn thì về
Ai về Nhượng Bạn thì về
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn -
Dù ai béo bạo như tru
-
Kim Liên phong cảnh hữu tình
-
Thổ Sơn có giếng nước trong
-
Vị tình vị nghĩa, ai vị đĩa xôi đầy
-
Mười quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng
Chú thích
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đàng Trong
- Cũng gọi là Nam Hà, một khái niệm bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh trở vào Nam, do chúa Nguyễn kiểm soát. Đàng Trong chấm dứt sự tồn tại của nó trong lịch sử từ năm 1786, khi phong trào Tây Sơn lật đổ chế độ Vua Lê-Chúa Trịnh.
-
- Đãi đằng
- Tâm sự, giãi bày (từ cổ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Rày
- Từ thêm vào cho vần, thường thấy trong ca dao Nam Bộ, có nghĩa là lại (theo nhà thơ Bùi Thanh Kiên).
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Hòa Đại
- Tên một làng nay thuộc xã Cát Hiệu, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Hiệp Luông
- Địa danh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Truông Ba Gò
- Một vùng đất rộng khoảng 500 mẫu Trung Bộ, hoang vu rậm rạp (Văn học dân gian, tập 1, NXB Văn Học 1977).
-
- Khe Mọ
- Địa danh nay thuộc xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
-
- Rú ri
- Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đồng Mía, cồn Trăm
- Hai địa danh thuộc thôn Ngọc Điền, nay thuộc thị trấn Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
-
- Nhượng Bạn
- Một làng cá đã hơn một trăm năm tuổi, nay thuộc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Dân ở đây không chỉ có tài ra khơi vào lộng, đánh cá giỏi mà còn có nghề chế biến mắm ruốc nổi tiếng. Nhượng Bạn có nghĩa là “bờ đất nhường” bắt nguồn từ truyền thuyết về đời Trần: Hồi ấy vì làng bị lấn chiếm, bà cung nhân Hoàng Căn người làng này bày mẹo lập bia dựng mốc ở nơi địa giới cũ, ít lâu sau phát đơn kiện kêu quan và đã giành lại được phần đất bị lấn chiếm.
Vào ngày 8/4 âm lịch hằng năm, ở đây có lễ hội cầu ngư, từ ngày rằm đến 30/6 lại có hội đua thuyền.
-
- Bạo
- Khỏe (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Trung Lễ
- Tên nôm là Kẻ Ngù, một làng nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Xưa kia đời sống của nhân dân ở đây rất cơ cực.
-
- Tóm
- Tóp, gầy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Dam
- Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.
-
- Chàng Sơn
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chàng Sơn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kim Liên
- Còn có tên nôm là làng Sen, một làng nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
- Dương cơ
- Chỗ đất tốt theo thuật địa lí để cất nhà ở, có thể mang lại nhiều điều tốt lành cho gia đình, con cháu theo quan niệm dân gian. Theo Đào Duy Anh: Đất làm nhà cửa gọi là dương cơ, đất để mồ mả gọi là âm phần. Cũng có nghĩa là nhà cửa (thường là rộng lớn).
-
- Thổ Sơn
- Một làng nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Vị
- Nể nang (từ cổ).