Xay lúa, xay lúa
Tôi theo đạo Chúa
Tôi chẳng biết xay
Đánh tôi ba chày
Nằm ngay cán cuốc
Toàn bộ nội dung
-
-
Xe âm cung vội giục, đò tạo hóa vội đưa
-
Xé mắm còn hòng mút tay
Dị bản
Xé mắm mút tay
-
Ai mà chồng bỏ chồng chê
Ai mà chồng bỏ chồng chê
Xức dầu khuynh diệp chồng mê tới già -
Ăn nhín nhín bà Chín bẻ răng
Dị bản
Ăn nhín nhín bà Chín bẻ răng,
Ăn nhiều nhiều bà Kiều bẻ cổ
-
Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì
-
Cẩn tắc vô ưu
Dị bản
Cẩn tắc vô áy náy
-
Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc
Sống thì lâu chết giỗ đầu mấy chốc
Dị bản
Sống thì lâu chết giỗ đầu nay mai
-
Vệ sinh ta chớ có lo
Vệ sinh ta chớ có lo
Trâu bò mấy tắm vẫn to hơn mình
Vệ sinh ta chớ có cần
Ăn dơ ở bẩn dần dần tất quen -
Chết nơi biển rộng sông sâu
Chết nơi biển rộng sông sâu
Ai đâu lại chết vũng trâu ven làng -
Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm
Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm
-
Thắng về nội, thối về ngoại
-
Cả năm một rằm tháng Bảy
Cả năm một rằm tháng Bảy
Cả thảy một rằm tháng Giêng -
Thả đỉa ba ba
-
Đặng phe của mất phe con
-
Cá khô có trứng
-
Bưng mắt bắt chim
-
Bảy với ba anh kêu rằng một chục
Bảy với ba anh kêu rằng một chục
Tam tứ lục, anh tính cửu chương -
Ống tre đè miệng giạ
-
Phước chủ may thầy
Chú thích
-
- Công giáo
- Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Tạo hóa
- Đấng tạo ra vạn vật theo quan niệm của người xưa.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mắm
- Cá thịt muối mặn, để dành được lâu.
-
- Xé mắm còn hòng mút tay
- Ăn bớt, ăn xén.
-
- Ăn khín
- Ăn nhờ, ăn chực.
-
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì
- Sơn Tây gần như lúc nào cũng nắng nóng, (cũng như) Ba Vì lúc nào cũng có mây phủ.
-
- Cẩn tắc vô ưu
- Cẩn thận thì không phải lo lắng (về sau).
-
- Thối
- Thoái (lùi lại).
-
- Thắng về nội, thối về ngoại
- Cái gì tốt lành, đẹp đẽ thì bên nội được hưởng, khi sa cơ lỡ vận thì về bên ngoại.
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Ba ba
- Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.
-
- Mỏ nhát
- Một loài chim nhỏ, lông rằn, vàng nâu, mỏ dài nhọn, bay rất nhanh và xa; thường kiếm mồi trong các ruộng ít nước ban ngày và kêu ban đêm. Người dân quê thường bắt chim mỏ nhát làm món nướng.
-
- Rái cá
- Còn gọi con tấy, loài động vật có vú sống ở nước ngọt (có loài sống nước mặn), lông dày, chân có màng da, bơi lội rất giỏi, bắt cá để ăn.
-
- Đặng phe của mất phe con
- Được này mất kia, mọi sự khó được vuông tròn.
-
- Cá khô có trứng
- Chuyện phi thường, không tưởng; nghĩa bóng chỉ cảnh người cùng túng bỗng gặp may.
-
- Bưng mắt bắt chim
- Chuyện dễ làm ra khó. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huình Tịnh Của)
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Ống tre đè miệng giạ
- Theo phép đo xưa, khi dùng giạ để đong lúa, gạo hoặc tấm, người ta dùng thêm cái gạt bằng tre hoặc trúc để gạt cho ngang bằng với miệng giạ.
-
- Phước chủ may thầy
- Bệnh chịu thuốc mà khỏi, thầy nhờ đó được tiếng tốt, thế là cả hai cùng may phước vậy.