Toàn bộ nội dung
-
-
Ăn Tiền Hải cãi Kiến Xương
-
Giai ở trại gái hàng cơm
-
Sợ người ở phải, hãi người cho ăn
Sợ người ở phải, hãi người cho ăn
-
Ăn gian ba màn cũng trật
-
Năm Thìn năm Tỵ, chị chẳng nhìn em
-
Có dưa thì chừa rau
Có dưa thì chừa rau
-
Có cà thì thôi gắp mắm
Có cà thì thôi gắp mắm
-
Đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông
Đầu người giàu không có tóc,
Chân người nghèo không có lông -
Trông xa cứ tưởng cô nàng
Trông xa cứ tưởng cô nàng,
Đến khi giáp mặt lại càng cô ta -
Cười như Đỗ Mười lãnh lương
-
Cả nước đau lòng Hải Phòng phấn khởi
-
Trong tay sẵn có đồng tiền
-
Văn chương họ Phí, lí sự họ Bùi
-
Người ăn thì còn, con ăn thì hết
Người ăn thì còn, con ăn thì hết
-
Nói dối như vẹm
Nói dối như vẹm
-
Máu bò cũng như tiết dê
Máu bò cũng như tiết dê
-
Mất mùa là tại thiên tai
Mất mùa là tại thiên tai
Được mùa bởi tại thiên tài Đảng ta -
Muốn nói ngoa làm cha mà nói
Muốn nói ngoa làm cha mà nói
Muốn nói không làm chồng mà nói -
Thà rằng đừng nói tốt hơn
Thà rằng đừng nói tốt hơn
Nói chi để khiến kẻ hờn người đau
Chú thích
-
- Máy
- Nháy (mắt).
-
- Lèo lá
- Thơn thớt, hời hợt ngoài miệng nhưng không thực.
-
- Giai ở trại, gái hàng cơm
- Câu tục ngữ có ý cho rằng hai hạng người này đều có thừa tư cách chuyên nghiệp. Mà tư cách chuyên nghiệp ở một gái hàng cơm chỉ có nghĩa là lắm điều, đáo để và có thể rằng tùy từng trường hợp đôi mắt biết đưa tình. (Tranh tối tranh sáng - Triều Đẩu, 1952)
-
- Giật
- Hù, dọa (ma).
-
- Năm Thìn năm Tỵ, chị chẳng nhìn em
- Các năm Thìn và Tỵ thường có thiên tai dịch bệnh. Đọc thêm về bão lụt năm Thìn.
-
- Đỗ Mười
- Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (1991-1997). Cùng với người tiền nhiệm là Nguyễn Văn Linh, ông đóng vai trò rất lớn trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời góp phần giữ vững vị thế của Đảng Cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ.
-
- Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi
- Tháng 5 năm 1981, Hải Phòng xảy ra vụ cháy kho 5 (kho vải, một mặt hàng rất quan trọng trong thời bao cấp). Sau vụ đó, Hải Phòng "được" cấp cho số vải bị cháy dở, hoặc đã bị vòi cứu hỏa phun nước và hóa chất vào.
-
- Văn chương họ Phí, lí sự họ Bùi
- Câu nói lưu truyền ở làng Hoàng Xá, xã Quyết Thắng (tên cũ Thanh Hà) thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.