– Anh may cho em một cái quần lãnh trắng
Cái kẹp tóc ngắn, cái khăn nhiễu dài
Bây chừ em đã nghe ai,
Một quần lãnh trắng, một kẹp tóc ngắn, một khăn nhiễu dài em trả lại đây.
– Hồi khi tê, anh đi lên anh ăn,
Hồi khi mô, anh trở xuống anh uống.
Nay bây chừ, anh trở chứng nhỏ nhen.
Thịt heo rừng ướp sả xào lăn,
Bao nhiêu quần, kẹp với khăn tôi trừ rồi.
Toàn bộ nội dung
-
-
Ngỡi nhân bạc tựa con mèo
-
Đêm nằm thổn thức vào ra
-
Mặc áo xanh, đội nón xanh
-
Gặt rồi đồng rạ trơ vơ
-
Lầu cao chín tầng, con thằn lằn còn chắc lưỡi
-
Giàu như người ta ăn cơm với cá
-
Giàu như người ta cơm ngày ba bữa
-
Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ
-
Trời tháng Mười năng mưa năng lụt
– Trời tháng Mười năng mưa năng lụt,
Đất năng lở năng bồi,
Tình ta thương quân tử cựu,
Không lẽ đi mời quân tử tân,
Thôi em liều mình thác xuống sông Ngân,
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng.
– Ới em ơi, muốn cho đặng cả hai bên
Em về đan tám bức phên, dựng tường buồng
Dựng buồng thì phải dựng luôn,
Đừng ngăn quân tử cựu, đừng buồn quân tử tân
Tội gì em thác xuống sông Ngân
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng. -
Bạc chi mà bạn kêu ta rằng bạc
-
Đón ngăn đường tắt, tui hỏi gắt bạn chung tình
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Bốn chân chong chóng
-
Ai la ai hú bên sông
-
Nhà anh có một cây chanh
Nhà anh có một cây chanh
Nó chửa ra cành, nó đã ra hoa,
Nhà anh có một mụ già,
Thổi cơm, nấu nước, quét nhà chẳng nên.
Ăn cỗ thì đòi mâm trên,
Mâm son bát sứ đưa lên hầu bà,
Ăn rồi bà chết giữa nhà
Gọi con gọi cháu, dắt bà đi chôn
Có chôn thì chôn cho sâu
Để hai con mắt coi trâu coi bò,
Có chôn thì chôn cho xa
Đừng chôn gần nhà bà về bà nhát trẻ con. -
Những người mặt mũi lọ lem
Những người mặt mũi lọ lem
Bởi chưng kiếp trước đĩa đèn không lau
Những người mặt trắng phau phau
Bởi chưng kiếp trước hay lau đĩa đèn. -
Gái Mỹ Tho mày tằm mắt phụng
-
Em là con gái họ Đằng
-
Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương -
Cha mẹ hồi trước có xem
Chú thích
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Nhu
- Mềm mại, hiền lành (từ Hán Việt).
-
- Cương
- Cứng, rắn; còn được đọc trại là cang (từ Hán Việt).
-
- Nhược
- Yếu, kém (từ Hán Việt).
-
- Cường
- Mạnh (từ Hán Việt).
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Cói
- Cũng gọi là coi cói, một loài chim bề ngoài giống cò nhưng nhỏ hơn. Thịt cói được chế biến thành nhiều món ăn dân dã.
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Dam
- Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.
-
- Tương thân
- Thương yêu lẫn nhau (từ Hán Việt).
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Tân
- Mới (từ Hán Việt).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Đèn lưu ly
- Một loại đèn của Phật giáo, thường thấy trong các đình chùa, có dạng một đóa hoa sen.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Điểu
- Con chim (từ Hán Việt).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Mỹ Tho
- Thành phố tỉnh lị thuộc tỉnh Tiền Giang. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Khmer srock mé sa, mi so, nghĩa là "xứ có người con gái nước da trắng." Lịch sử hình thành của vùng đất này bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 17, một nhóm người Minh Hương di cư từ Trung Quốc đã được chúa Nguyễn cho về định cư tại đây và lập nên Mỹ Tho đại phố. Đô thị này cùng với Cù Lao Phố (thuộc Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay) là hai trung tâm thương mại lớn nhất tại Nam Bộ lúc bấy giờ. Trải qua nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, Mỹ Tho đại phố mất dần vai trò trung tâm thương mại về tay của vùng Sài Gòn - Bến Nghé.
Thành phố Mỹ Tho hiện nay là một đầu mối giao thông quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và du lịch. Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của Mỹ Tho là hủ tiếu.
-
- Mày ngài
- Đôi lông mày thanh tú, dài và cong như râu con ngài (bướm). Hình ảnh mày ngài cũng được dùng để chỉ người con gái đẹp.
-
- Mắt phượng
- Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
-
- Tề
- Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.