Toàn bộ nội dung
-
-
Con cá ra sông, còn mến nước trên đồng
-
Quân tử nhất ngôn, thiệt dại chứ chưa khôn
-
Vợ anh còn, con anh đó,
Vợ anh còn, con anh đó,
Anh đừng thương gió nhớ mây,
Đừng để chị ở nhà sầu muộn, giữ giây chịu sào. -
Tay bắt tay hai ngả
-
Cha tôi già mẹ tôi yếu
-
Anh thương em thì bước vô bưng kiểng đỡ đài
-
Gió xoay vần, cát vận bờ đê
-
Ngó lên sao lạt, trăng mờ
-
Chớ chơi với thằng lé
-
Gà con háu đá, gà mạ háu ăn
-
Biển rộng mênh mông thấy thuyền với sóng
-
Chạy như chó đạp lửa
Chạy như chó đạp lửa
-
Ba năm hạc đáo về đình
-
Ba năm duyên đã mãn rồi
-
Hang sâu, đá chắn xung quanh
-
Một chắc mà giữ hai nhà
-
Thợ rèn, thợ bạc ngồi co
-
Than rằng chớ lấy ông tra
-
Chồng tao đi lính có lương
Chồng tao đi lính có lương
Chồng mi đi lính bán giường nuôi con
Chú thích
-
- Ách
- Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày bừa...
-
- Kim tiền cổ hậu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim tiền cổ hậu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Quân tử nhất ngôn
- Nói một lời (nhất ngôn), giữ chữ tín, được cho là tính cách của người quân tử theo quan niệm Nho giáo.
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Cậy
- Ỷ vào sức mạnh, quyền thế hay tiền bạc.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gia nô
- Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
-
- Đồng lân
- Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.
-
- Mạ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Hiền thê
- Vợ hiền (từ Hán Việt).
-
- Đầm
- Gọi tắt của me đầm hoặc bà đầm, từ tiếng Pháp madame, nghĩa là quý bà. Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, thường có ý chế giễu, đả kích.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Đáo
- Đến nơi. Như đáo gia 到家 về đến nhà (theo Thiều Chửu).
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Me đất
- Còn gọi là chua me hoặc chua me đất, một loại cây thân thảo, mọc bò sát đất, hoa vàng hoặc tím. Lá me đất ăn được, vị hơi chua, có thể dùng để luộc, nấu canh ăn, nấu lấy nước uống. Cây và lá còn được dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Tra
- Già (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Kẻ tra nghĩa là người già.