Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Đách
    Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
  2. Đột đột
    Đồ gốm (nồi, chum, vại, lọ...) làm bằng đất sét nung (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  3. Chỉ việc ăn nói không ý tứ, giống như ngồi bên cạnh thợ làm đột đột, trong khi người ta đang cố nắn cho miệng chum vại thật tròn thì mình nói chuyện méo miệng.
  4. Hà Châu
    Dân địa phương cũng gọi là Hà Chiêu, một thôn thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là khu vực trũng thấp, thường bị ngập lụt và cô lập trong mùa mưa bão.
  5. Chập miều
    Chim chào mào, cách gọi của người Huế.
  6. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  7. Cá mú
    Tên chung một họ cá biển cho thịt trắng, dai, ngọt. Có ba loại cá mú chính là cá mú đỏ, cá mú đen, cá mú cọp, trong đó cá mú đỏ là loài cá quý hiếm nhất, hai loại còn lại thì hiện nay đang được nuôi khá nhiều. Tùy theo từng địa phương mà cá mú còn được gọi là cá song, cá gàu (gầu), cá mao…

    Cá mú đỏ

    Cá mú đỏ

  8. Thiên lý
    Ngàn dặm (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ khoảng cách xa xôi.
  9. Mùa chó động dục là vào khoảng tháng 7 âm lịch. Trong thời gian này chó đực tranh giành chó cái, cắn nhau ầm ĩ.
  10. Đố
    Thanh tre hay gỗ đóng dọc ở vách, cùng với những thanh ngang gọi là mè, tạo thành "khung xương" cho vách đất.
  11. "Nhà đen" là cái nồi, "đố đen" là cái kiềng, "sấm động" là tiếng cơm sôi, và "đèn chong" là lửa.
  12. Kinh
    Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).

    Kênh Nhiêu Lộc (thành phố Hồ Chí Minh)

    Kênh Nhiêu Lộc (thành phố Hồ Chí Minh)

  13. Lục bình
    Một loại bèo có thân mọc cao khoảng 30 cm, lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Lục bình sinh sản rất nhanh nên có mặt rất nhiều ở các ao hồ, kên rạch. Nhân dân ta thường vớt bèo cho lợn ăn, những năm gần đây xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Ngó lục bình cũng được chế biến thành thức ăn, ngon không kém ngó sen.

    Lục bình

    Lục bình

  14. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  15. Chữ đa trong tên bánh đa, từ Hán Việt có nghĩa là "nhiều."
  16. Lâm chung
    Chết (lâm: đến lúc, chung: cuối cùng).
  17. Hoàn
    Trả lại, trở lại (từ Hán Việt).
  18. Có ý kiến cho rằng thành ngữ này có xuất xứ từ một câu chuyện cười dân gian: Một thầy đồ được mời đến cúng cho gia chủ tên là Tròn. Thầy dốt, không biết viết tên gia chủ, nên khoanh một vòng tròn cho dễ nhớ. Có đứa bé tinh nghịch lén sổ thêm một nét vào vòng tròn này. Khi đọc sớ, thầy không biết, cứ việc theo hình vẽ mà đọc là "Gáo." Chủ nhà giật mình, bảo "Bẩm con tên Tròn ạ." Thầy xấu hổ, quát tướng lên "Thế thằng nào mới tra cái chuôi vào đây?"

    Lại có ý kiến cho rằng trước đây, sau kì thi Đình, những người trúng tuyển được tập trung lại để yết kiến vua. Họ được sắp xếp thứ tự từ người đỗ cao nhất đến người đỗ thấp nhất. Người đứng sau cùng đội chiếc mũ có tai dài, vì thế người ta mới chế giễu là "có đuôi."