Ăn chơi cho hết tháng hai
Cho làng đóng đám, cho trai dọn đình
Trong thì chiêng trống rập rình
Ngoài thì trai gái tự tình cùng nhau
Toàn bộ nội dung
-
-
Xưa kia nó cũng là hoa
Xưa kia nó cũng là hoa
Bây giờ nó rách, nó ra bông tàn -
Xay lúa xay lúa
-
Sinh nghề tử nghiệp
Sinh nghề tử nghiệp
-
Bốn anh cùng chung một tên
-
Võng này đan sợi đay già
-
Vợ là ông thì chồng là tớ
Vợ là ông thì chồng là tớ
-
Vợ xấu là vợ của mình
Vợ xấu là vợ của mình
Ngoài vành thúng rách, trong vành lúa thơm -
Ngang lưng thì giắt su hào
-
Bằng trang hột quýt
-
Vóc rồng thì để hầu vua
-
Vỗ vai con bảy không ừ
-
Vỗ vai cô bán khế, vỗ vế cô bán chanh
Vỗ vai cô bán khế, vỗ vế cô bán chanh
Lòng anh chỉ sợ mỗi cô bán hành chợ trưa -
Vì ai nên nỗi sầu này
Dị bản
Vì đâu nông nỗi nước này
Chùa Tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau
-
Chưa lấy được nường thì trải bàn tay nường ngồi
-
Tham nơi rậm lá nhiều cành
Tham nơi rậm lá nhiều cành
Tham nơi lắm chị lắm anh đặng nhờDị bản
-
Xấu thì bác mẹ sinh ra
-
Xấu tốt bác mẹ sinh ra
Xấu tốt bác mẹ sinh ra
Có phải cây cối đâu mà bón phân -
Xa chùa vắng trống cho xong
Xa chùa vắng trống cho xong
Gấn chùa, gần trống long bong lại buồn -
Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ
Xấu hay làm tốt
Dốt hay nói chữ
Chú thích
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Công giáo
- Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Đay
- Một loại cây thuộc họ bông gòn, chiều cao từ 2 - 5 m, vỏ cây dùng để làm sợi. Trong Chiến tranh Đông Dương, Pháp và Nhật đã bắt dân ta "nhổ lúa trồng đay" nhằm phục vụ chiến tranh (sản xuất quân trang, quân phục), làm sản lượng lương thực bị giảm mạnh, góp phần gây nên nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Trang
- Bậc, hạng.
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kim Tiên
- Tên một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên núi Bình An, xưa thuộc ấp Bình An, huyện Hương Thủy, nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Sây
- (Cây) sai (hoa, quả).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).