Hoa thơm mất nhụy đi rồi
Dù rằng trang điểm cũng người vô duyên
Toàn bộ nội dung
-
-
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề -
Gió nam non thổi lòn cánh cửa
Gió nam non thổi lòn cánh cửa
Vợ anh hư rồi biết sửa sao nên -
Gió đùng đùng mưa rung lá hẹ
-
Gái chửa hoang ngàn quan chẳng cáp
-
Gái hư ông sư cũng ghẹo
Gái hư ông sư cũng ghẹo
-
Không ưa Cống gả cho Nghè
-
Sự đời phải nghĩ mà răn
Sự đời phải nghĩ mà răn
Phải nuốt lời bạn, phải ăn lời thầy
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy bạn thì mày mới nên -
Chăm chăm chỉ biết véo người
-
Thương nhau hẹn lại năm sau
Thương nhau hẹn lại năm sau
Cho trầu ra lộc, cho cau trổ buồng -
Thương nhau không được ngỏ lời
Thương nhau không được ngỏ lời
Nước trôi thăm thẳm biết đời nào nên -
Tất tưởi như nợ đuổi đến lưng
Tất tưởi như nợ đuổi đến lưng
-
Tay chân nhi nhí bắp cày
-
Tan đám quẳng thầy xuống ao
Tan đám quẳng thầy xuống ao
-
Trăng kia ai gọt nên tròn
Trăng kia ai gọt nên tròn
Nước kia ai gánh giẫm mòn bờ sông? -
Ngoài xanh trong trắng như ngà
-
Ruột dài từ mũi đến chân
-
Hội Dâu đã tàn, hội Gióng đã tan
-
Trai kén vợ giữa chợ Đồng Xuân
-
Thương nhau thì biết ý nhau
Thương nhau thì biết ý nhau
Miếng trầu, miếng thuốc, miếng cau bạn bè
Chú thích
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Véo
- Cấu, nhéo (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Nan
- Thanh tre hoặc nứa vót mỏng, dùng để đan ghép thành các đồ gia dụng như nong nia, thúng mủng...
-
- Hội chùa Dâu
- Một lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch tại chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, cầu cho mưa thuận gió hòa.
-
- Hội Gióng
- Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Hội Bưởi
- Hội làng truyền thống được tổ chức hằng năm vào mồng 10 tháng Tư âm lịch tại làng Bưởi ở xã Đại Bá, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội có các nghi thức tế lễ truyền thống, các trò chơi dân gian, xem múa hát ả đào và tục ném cây bông sau buổi tế.
-
- Chợ Đồng Xuân
- Một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, nằm trong khu phố cổ. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² như hiện nay.
-
- Quần Ngựa
- Tên một phường thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, nằm ở vị trí trước kia là trường đua ngựa (sân Quần Ngựa) do người Pháp lập nên vào khoảng năm 1895-1896.