Trẻ được manh áo
Già được bát canh
Trẻ được manh áo, già được bát canh
Dị bản
Già được bát canh
Trẻ manh áo mới
Trẻ được manh áo
Già được bát canh
Già được bát canh
Trẻ manh áo mới
Thương nhau cắt tóc mà thề
Khó nghèo cũng chịu, chớ hề bỏ nhau
Thương nhau chẳng luận sang hèn
Nghĩa nhân mới trọng, bạc tiền đâu hơn
Mâm thau chùi cho sáng, đặt xuống ván, chạm chữ bộ vàng
Thân anh đi làm mướn mà bịt cái răng vàng thiệt khó coi không
Đố ai ngồi võng không đưa
Ru con không hát ầu ơ đôi lời
Đố ai đội đá vá trời
Đan gầu tát bể, ghẹo người cung trăng
Ước gì đào được tới tiên
Ước gì đầu ấy gối liền tay ta
Ước gì nụ nở nên hoa
Để ta đi lại một nhà vui chung
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên
Tre khóc măng
Hoa thơm thơm nức cả rừng
Ong chưa dám đậu, bướm đừng xôn xao
Buồng đào khuya sớm thảnh thơi
Ra vào một mực nói cười như không
(Truyện Kiều)
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.