Xuống ghe lựa chỗ mà ngồi
Chèo nghiêng nước đổ bạn ngồi phía mô
Toàn bộ nội dung
-
-
Ăn cơm thịt gà thì lo ngay ngáy
-
Duyên duyên, ý ý, tình tình
-
Đố anh chi sắc hơn dao
– Đố anh chi sắc hơn dao
Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời
– Em ơi mắt sắc hơn dao
Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời -
Hổ dữ còn ẩn bóng cây
Hổ dữ còn ẩn bóng cây
Huống chi anh chẳng chờ ngày lập thân -
Ăn bữa trưa nghĩ bữa chiều
Ăn bữa trưa nghĩ bữa chiều
Làm người phải tính mọi điều trước sau -
Làm trai hiếu sự vi tiên
-
Đến đây thiếp mới hỏi chàng
-
Mười người đi buôn không bằng một người lộn đất
-
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương cho đỡ tốn tiền mẹ chaDị bản
Ăn tương không phải là hiền
Ăn tương là để dành tiền cho vayĂn tương không phải là tu
Ăn tương cho hết cái ngu để chừa
-
Ăn không khéo không no, nằm không co không ấm
Ăn không khéo không no
Nằm không co không ấm -
Bạc Liêu giàu lúa ngô khoai
-
Ai về vườn nhãn Bạc Liêu
Ai về vườn nhãn Bạc Liêu
Cho tôi nhắn gởi đôi điều vấn vương
Rằng vùng ven biển thân thương
Nhớ người đi mở đất góp công xây đời -
Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay
Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay
-
Ngồi cầu ngồi quán chẳng sao
Ngồi cầu ngồi quán chẳng sao
Hễ ai hỏi đến thì bao nhiêu tiền -
Bạn bè chuyện vãn vài phân
Bạn bè chuyện vãn vài phân
Chớ đem tấc dạ mười phần tuôn ra -
Bạn cũ bạn tốt, rượu cũ rượu ngon
Bạn cũ bạn tốt
Rượu cũ rượu ngon -
Năm nay em phải lấy chồng
Năm nay em phải lấy chồng
Không vui thì cũng bằng lòng mẹ cha -
Trách ông Tơ sao xe hoài xe hủy
-
Ra về em nắm áo kéo xây
Chú thích
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mắm cáy
- Mắm làm từ con cáy, loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông. Mắm cáy được xem là mắm bình dân, thuộc hạng xoàng trong các loại mắm ở vùng biển, thường chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Hiếu sự vi tiên
- Lấy việc hiếu thảo làm đầu (thành ngữ Hán Việt).
-
- Mộ thê tử
- Yêu mến vợ con.
-
- Sinh thành
- Sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ cho thành người (từ Hán Việt).
-
- Tương phùng
- Gặp nhau (từ Hán Việt).
-
- Tương tri
- Hiểu nhau, biết rõ lòng nhau (từ Hán Việt).
-
- Bạc Liêu
- Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Xây
- Xoay (phương ngữ Trung và Nam Bộ).