Đi qua đi lại hàng dừa
Lấy ai có chửa đổ thừa cho tôi
Toàn bộ nội dung
-
-
Xa quê có lúc quay về
Xa quê có lúc quay về
Mà sao nghèo mãi chưa hề buông tha -
Có phúc thì rắn hóa rồng
-
Chúa ăn cá bống cá thiều
-
Rập rình nước chảy qua đèo
Rập rình nước chảy qua đèo
Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng
Chồng về, chồng bỏ, chồng đi
Bà già ứ hự còn gì là heo -
Đời ở đợ ít no nhiều đói
Đời ở đợ ít no nhiều đói
Thiếu bạc tiền dư giả đòn roi -
Nhất khoai đầu vồng, nhì lấy chồng Khánh Vân
-
Cha em thợ mộc Kim Bồng
-
Có tiền mua sắm để coi
Có tiền mua sắm để coi
Có của cho mượn đi đòi mất công -
Ăn gạo tám chực đình đám mới có
-
Nghĩ tình tình những thêm thương
Nghĩ tình tình những thêm thương
Đồng xanh ai khiến phải vương máu hồng
Bởi bầy xâm lược tàn hung
Bởi quân bán nước khom lưng cúi đầu -
Có lòng thì tìm về Yên Thế
-
Chết đứng hơn sống quỳ
Chết đứng hơn sống quỳ
-
Trai tân đang đứng đang chờ
-
Mỹ hơn Mỹ ở tới già
Mỹ hơn Mỹ ở tới già
Mỹ thua Mỹ tặng mỗi nhà quả bom -
Ba năm củi quế phạm rìu
-
Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ
Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ
-
Mùa khô mùa khổ em ơi
Mùa khô mùa khổ em ơi
Mùa ướt mùa ráo tơi bời lao đao -
Hay chi những thói cạnh ngôn
-
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Trai nào chẳng khoái Lan, Hồng, Cúc, MaiDị bản
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Gái nào là gái chẳng vì chồng hay ghen
Chú thích
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Cá thiều
- Còn gọi là cá gúng, một loại cá biển có da trơn, chế biến được thành nhiều món ăn ngon như khô tẩm, muối chiên, kho sả ớt nước cốt dừa… Cá thiều đi theo đàn, nên ngư dân trên biển nếu gặp cá thiều thì coi như trúng lớn.
-
- Khánh Vân
- Tên một làng cũ nổi tiếng với nghề thợ hồ, sau sát nhập với làng Thanh Đơn thành làng Thanh Vân, thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
-
- Kim Bồng
- Tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim, Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm ở hữu ngạn hạ lưu nơi sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Đây là nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng. (Đọc thêm: Làng mộc Kim Bồng).
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Yên Thế
- Huyện cực bắc tỉnh Bắc Giang, là nơi diễn ra khởi nghĩa Yên Thế kéo dài 30 năm của Hoàng Hoa Thám chống thực dân Pháp (1885-1913).
-
- Đèo Khế
- Một cái đèo nằm giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Những năm đầu của thế kỷ 20, đồng bào Tày, Nùng từ Lạng Sơn, Cao Bằng về đây làm ruộng tạo thành nhiều xóm nhỏ len lỏi theo bờ suối. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Khế vừa là cầu nối giữa hai khu của ATK ở Sơn Dương, Tuyên Quang và Đại Từ, vừa là đoạn đường trọng yếu hành quân lên Tây Bắc.
-
- Thái Nguyên
- Một tỉnh ở miền Bắc nước ta, nổi tiếng với nghề trồng và chế biến chè (trà).
-
- Trai tân
- Con trai chưa vợ.
-
- Cha dòng
- Linh mục trong đạo Thiên Chúa.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Cạnh ngôn
- Tranh nhau mà nói (từ Hán Việt).