Toàn bộ nội dung
-
-
Tiền Đông Lỗ, cỗ Mai Đình
-
Hòa Làng ăn cơm rang nói phét
-
Đông Loan nói tức để chơi
-
Đất Đông Loan cả làng nói tức
Đất Đông Loan cả làng nói tức
Dị bản
-
Trúc Ổ tổ nói phét
-
Dù ai đi ngược về xuôi
-
Văn Lang có một con lươn
Văn Lang có một con lươn
Thịt thì nướng chả còn xương đẽo cày. -
Văn Lang cả làng nói khoác
Văn Lang cả làng nói khoác
-
Leo lên lầu lấy lưỡi liêm
-
Hòa Làng nói phét có ca
-
Cắt cổ còn hơn đổ rượu
Cắt cổ còn hơn đổ rượu
-
Giàu ăn uống, khó đánh nhau
-
Giàu thì nói một khôn mười
Giàu thì nói một khôn mười
Khó thì nói chẳng được lời nào khôn -
Hà tiện để tiền cho vay
Hà tiện để tiền cho vay
Đến khi xuống vực khoanh tay ngồi buồn -
Dù cho nợ kéo nợ đòi
Dù cho nợ kéo nợ đòi
Phong lưu vẫn giữ cái nòi phong lưu -
Ăn cơm độn ngô mà nói chuyện thủ đô Hà Nội
-
Ân sâu nghĩa nặng chớ quên
-
Rau dừa chấm với mắm kho
-
Chồng cái đó, vợ cái hom
Chú thích
-
- Tiếu Mai
- Thường gọi là làng Tiếu, một làng cổ ven sông Cầu, thuộc địa phận xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Làng có 5 giáp là Đông Trước, Tây Trước, Nam Trước, Mai Thượng và Mai Hạ nên miếu thờ thành hoàng làng được gọi là miếu Ngũ Giáp. Hằng năm vào lễ Tết âm lịch, làng mở hội xuân gồm nhiều lễ hội, trong đó đặc sắc hơn cả là lễ tung hoa và bơi chải.
-
- Đông Lỗ
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
-
- Mai Đình
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
-
- Đông Loan
- Tên một làng nay thuộc xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng được mệnh danh là "làng nói tức."
-
- Nội Hoàng
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng Nội Hoàng thuộc xã Nội Hoàng là một trong 8 làng cười của tỉnh.
-
- Trúc Ổ
- Một làng nay thuộc xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Làng có truyền thống "nói tức," nghĩa là cố tình nói khoác cho người nghe bực mình.
-
- Văn Lang
- Tên một làng nay thuộc xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Người dân Văn Lang nổi tiếng với tài nói khoác, sáng tác và kể chuyện cười.
-
- Câu liêm
- Dụng cụ gồm một lưỡi quắm hình lưỡi liềm lắp vào cán dài, dùng để móc vào mà giật, cắt những vật ở trên cao. Ngày xưa câu liêm còn được dùng làm vũ khí.
-
- Liềm
- Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Ăn độn
- Ăn cơm trong đó có độn thêm lương thực phụ như khoai, sắn, bo bo, v.v.
Ngày hai bữa rau ta có muối
Ngày hai buổi, không tìm củ pầu, củ nâu
Có bắp xay độn gạo no lâu,
Ðường ngõ từ nay không cỏ rậm
(Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)
-
- Gia phong
- Tập quán, hành vi (phong) của một gia tộc lưu truyền từ đời này sang đời khác (từ Hán Việt). Có thể hiểu là những nền nếp trong gia đình.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Mắm kho
- Còn gọi canh mắm, tên gọi của một món ăn sử dụng nguyên liệu chính là mắm (mắm bò hóc, mắm cá các loại), nấu nước đậm vị và khá sánh đặc, ăn kèm với các loại rau nhúng, chấm, chần, tương tự như cách ăn lẩu, thịnh hành tại nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở miền Nam.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Hom
- Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.