Môi dày ăn vụng đã xong
Môi mỏng hay hớt, môi cong hay hờn
Toàn bộ nội dung
-
-
Cua thâm càng nàng thâm môi
-
Cổ cao ba ngấn, tóc quấn ba vòng
-
Cô kia có cái duyên thầm
Cô kia có cái duyên thầm
Chẳng để trên gánh, chẳng cầm trên tay
Anh kia tháng tháng ngày ngày
Mới gặp mà đã đắm say mất hồn -
Cả mô là đồ làm biếng
-
Tóc mai sợi vắn sợi dài
-
Bước chân thình thịch, cúi đầu
Bước chân thình thịch, cúi đầu
Bôn ba đây đó, dãi dầu nắng mưa -
Thấy tiền tối mắt
Thấy tiền tối mắt
-
Cây khô rụng lá hè đình
Cây khô rụng lá hè đình
Rồi đây có kẻ thất tình chết oan -
Buồn tình trong dạ ai hay
Buồn tình trong dạ ai hay
Vui cười với bạn, đắng cay trong lòng -
Bịnh chi hơn bịnh thất tình
Bịnh chi hơn bịnh thất tình
Uống trăm thang thuốc trong mình chẳng yên -
Anh về đô thị hôm nao
-
Anh trông em như cá trông mưa
-
Con họ thịt gà, giỗ cha thịt ếch
Dị bản
-
Một sao, ao nước
-
Làm chẳng nên lại trách trời cao
Làm chẳng nên lại trách trời cao
Đã vụng múa lại chê đất lệch -
Đất họ Lê, nghề họ Vũ
-
Làng Chè vui lắm ai ơi
-
Bồ Bất Căng, năng kẻ Chè
-
Mưa rừng cọ, gió rừng thông
Chú thích
-
- Cua thâm càng, nàng thâm môi
- Theo An Chi: Cua thâm càng là cua óp, ít gạch; nàng thâm môi là nàng có dấu hiệu bệnh lý gì đó (nên chàng phải cẩn thận).
-
- Cả mô là đồ làm biếng
- Theo học giả An Chi, cả mô ở đây có nghĩa là cả đống, cả mớ. Làm cả mô nghĩa là ôm đồm, bưng xách nhiều thứ, làm biếng nên cố làm một lần cho chóng xong thay vì cẩn thận làm từ từ.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Choại
- Một loài dương xỉ mọc hoang trong rừng ẩm nhiệt đới ven các con sông, kênh rạch. Ở nước ta dây choại có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá. Lá và đọt non dùng làm rau, thân dai và bền, chịu được lâu trong nước nên được dùng làm dây thừng và dụng cụ đánh cá, và còn được dùng làm thuốc.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Con họ thịt gà, giỗ cha thịt ếch
- Đối với hạng con cháu trong họ thì làm thịt gà thết đãi, nhưng đến khi giỗ cha mình (là ngày rất quan trọng) thì lại làm thịt ếch để cúng. Đây là cách cư xử trái với lẽ thường, đáng phê phán.
-
- Kha
- Gà (tiếng cổ, hiện vẫn còn được dùng tại một số vùng ở Thanh Hóa).
-
- Một sao, ao nước
- Nếu ban đêm vắng sao ("một" là từ Hán Việt, ở đây mang nghĩa "chết, mất") thì hôm sau sẽ có mưa lớn.
-
- Đất họ Lê, nghề họ Vũ
- Câu tục ngữ lưu truyền ở làng Chè (kẻ Rỵ), làng nghề đúc đồng của tỉnh Thanh Hóa. Có thuyết cho rằng, nghề đúc đồng làng Chè có từ thời Lý, do đức thánh Khổng Minh Không truyền nghề cho hai anh em ruột người họ Vũ. Hai ông này mang nghề về truyền lại cho bà con trong làng. Còn theo cuốn Lê gia chính phả của dòng họ Lê Kẻ Rỵ thì người có công khai phá vùng đất này là Bộc xạ tướng công Lê Lương ở vào thời Tiền Lê.
-
- Trà Đông
- Cũng gọi là Chè Đông, tên Nôm là kẻ Chè, xa xưa gọi là kẻ Rỵ, một làng nay thuộc địa phận xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Làng có nghề đúc đồng truyền thống (nên cũng gọi là làng Trà Đúc), đồng thời là quê hương của những danh nhân nổi tiếng như Trấn Quốc Công, Bộc Xạ Tướng Công Lê Lương, nhà sử học Lê Văn Hưu...
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Bất Căng
- Địa danh nay thuộc xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Tương truyền trước đây nhà Minh đặt đồn ở vùng này, đặt tên là Đa Căng, có ý khoe khoang quân số. Sau khi hạ đồn (Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Mùa Thu, tháng Chín, ngày 20, vua chỉ huy quân và voi đánh úp đồn Đa Căng, phá được đồn này"), Lê Lợi đặt lại tên vùng là Bất Căng, hàm ý "không sợ."
-
- Năng
- Loại nồi bằng đồng (phương ngữ Thanh Hóa).
-
- Mưa rừng cọ, gió rừng thông
- Mưa trong rừng cọ nghe tiếng rất lớn, do lá cọ có bản rộng, dày, cứng. Tương tự, do thông có nhiều lá kim nên gió thổi nghe mạnh hơn so với thực tế.