Liếc nhìn thế sự thăng trầm
Chú đui khỏe mắt, anh câm khỏe mồm
Toàn bộ nội dung
-
-
Lâu ni nỏ ẻ đàng, bựa ni ẻ đàng cả làng bắt được
-
Đánh chó đá vãi cứt
-
Sảy chân, gượng lại còn vừa
Sảy chân gượng lại còn vừa
Sảy miệng biết nói làm sao bây giờ -
Sân si nghiệp chướng không chừa
-
Sây sim đại hạn
Dị bản
-
Sớm ngày quảy gánh đi ra
Sớm ngày quảy gánh đi ra
Vừa đói vừa mệt như ma hớp hồn -
Bằng cái lá đa
-
Vè ở mướn
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè ở mướn
Muốn cho sung sướng
Sanh tật quáng gà
Đi thì đầu ngả tới ngả lui
Thân tôi ăn cơm muối mặn
Ăn rồi uống hai tô chẵn chọt
Đầu đội nón chút
Vai vác cuốc cùn
Mần giùm mong cho mau tối
Tối về ăn ba hột cơm
Đầu hôm còn lao xao
Khuya lại vắng hoe
Chủ kêu làm bộ không nghe
Ngủ thêm chút nữa -
Lợi danh cạm bẫy trên đời
-
Vè thuế
Năm nay kinh tế
Không tiền đóng thuế
Lính bắt, lính còng
Vợ con khóc ròng
Mấy ông thiệt tệ
Tháng này thuế vụ không lo
Cơm ăn không no
Tiền đâu mà đóng -
Bằng cái đĩa
-
Thèm trầu mà chẳng dám xin
Thèm trầu mà chẳng dám xin
Thương em mà chẳng dám nhìn mặt em -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thân tui dài, dái tui cứng
-
Thế gian sinh tử sự thường
-
Thè lè lưỡi trai chẳng ai thì nó
Dị bản
Thè lè lưỡi trai: không ai, chính nó
Khum khum gọng vó: chẳng nó thì aiThè lè lưỡi trai: chẳng sai được nó
Khum khum gọng vó: chẳng nó thì ai
-
Thò tay ngắt ngọn trâm bầu
-
Tới đây lạ bến đậu nhờ
Tới đây lạ bến đậu nhờ
Vái trời bớt gió cho sóng trong bờ bớt chao -
Tiếng đồn con gái Nam Diêu
-
Anh kia đội cứt đi đâu
Chú thích
-
- Lâu ni nỏ ẻ đàng, bựa ni ẻ đàng cả làng bắt được
- Trước giờ không ỉa ngoài đường (ỉa vất), hôm nay ỉa ngoài đường thì cả làng bắt được. Cả đời không làm việc xấu, nay (vì hoàn cảnh bắt buộc) chỉ lần đầu làm việc xấu thì bị phát giác.
-
- Chó đá
- Tượng đá tạc hình chó, thường đặt trước cổng nhà, đền chùa, hoặc đặt trên bệ thờ, cùng có mục đích là để cầu phúc, trừ tà. Đây là một phong tục đặc thù trong tín ngưỡng của người Việt.
-
- Đánh chó đá vãi cứt
- Chỉ hạng bủn xỉn, hà tiện quá đáng. Tương tự như câu "Vắt cổ chày ra nước."
-
- Sân si
- Sân: nóng giận, thù hận; Si: si mê, ngu tối. Theo quan niệm Phật giáo, tham, sân, si là tam độc, những nguyên nhân gây nên nỗi khổ của con người.
-
- Nghiệp chướng
- Hành động bất thiện gây chướng ngại cho hạnh phúc và giải thoát (quan niệm Phật học).
-
- Sây
- (Cây) sai (hoa, quả).
-
- Sim
- Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
-
- Quáng gà
- (Mắt) nhìn không rõ vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu ánh sáng, như lúc chiều tối.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Cân móc
- Còn gọi là cân treo, một loại cân thường gặp trước đây, gồm một thanh ngang có khắc vạch, một đầu treo một quả cân di chuyển được, đầu kia là móc cân. Khi muốn cân, người ta móc hàng hóa vào móc cân rồi dịch chuyển quả cân theo vạch ở đầu kia, cho đến khi nào cân thăng bằng thì đọc số ở vạch.
-
- Bường
- Bằng (từ cổ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Trai
- Tên chung chỉ các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ. Ở các vùng Khánh Hòa, Phan Thiết, Hoàng Sa... người ta thường nuôi loài trai ngọc để lấy ngọc trai.
-
- Vó
- Dụng cụ đánh bắt tôm cá, gồm có một lưới, bốn góc mắc vào bốn đầu gọng để kéo.
-
- Trâm bầu
- Một loại cây bụi hoặc gỗ, mọc hoang ở miền kênh rạch vùng Đông Nam Bộ hoặc được trồng để nuôi kiến cánh đỏ. Lá, rễ và hạt được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh, phổ biến nhất trong dân gian là dùng để tẩy giun đũa.
-
- Đại
- (Làm việc gì) ngay, chỉ cốt cho qua việc, hoặc không kể đúng sai (khẩu ngữ).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.