Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. An Mỹ
    Xưa có tên là làng Tò, nay là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, bao gồm sáu làng nhỏ: Tô Trang, Tô Đàm, Tô Xuyên, Tô Đê, Tô Hồ, và Tô Hải. Tại đây có đặc sản gà Tò, ngày trước dùng để tiến vua.

    Gà Tò

    Gà Tò

  2. Tả Thanh Oai
    Tên Nôm là kẻ Tó, một làng xưa thuộc tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng thời Lê, nay là một xã thuộc Thanh Trì, Hà Nội. Làng được mệnh danh là "làng khoa bảng," vì xưa kia có nhiều người đỗ đạt.

    Một góc làng Tả Thanh Oai ngày nay

    Một góc làng Tả Thanh Oai ngày nay

  3. Vạn Đồn
    Cũng có tên là làng Vó, một làng nay thuộc xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đây là một làng cổ, xưa kia nổi tiếng với nghề đan và bán . Đọc thêm về làng Vạn Đồn.
  4. Cổ Am
    Tên cũ là Úm Mạt, một làng nằm ở tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Làng này nổi tiếng là nơi sinh ra nhiều nhân tài và học giả lớn của nước ta như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà nho Trần Lương Bật, Trần Công Hân...
  5. Làng Cổ Am ngày xưa lắm người đỗ đạt nên người ta ví ở đó có nhiều bà mẹ đẻ ra người tài.
  6. Hành Thiện
    Tên một làng cổ, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những ngôi làng cổ nổi tiếng có truyền thống văn hóa, có nhiều người đỗ đạt. Tại đây có di tích chùa Keo Hành Thiện (chùa Keo Hạ, để phân biệt với chùa Keo Thượng), một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
  7. Nậu
    Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). 

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. 

Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
  8. Hỏa tai
    Hỏa hoạn.
  9. Đạo tặc
    Giặc cướp (từ Hán Việt).
  10. Gà gáy canh một hoả tai, gà gáy canh hai đạo tặc
    Theo tín ngưỡng dân gian, gà gáy không đúng canh là điềm báo xui rủi.
  11. Nhất buổi trưa, nhì trời mưa
    Hai thời điểm dễ khiến người ta rạo rực, hứng tình (quan niệm dân gian).
  12. Từ mẫu
    Mẹ hiền (từ Hán Việt).
  13. Lạch
    Dòng nước nhỏ hơn sông.
  14. Ngòi
    Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
  15. Bòi
    Dương vật.
  16. Mít đèo
    Tên gọi những trái mít nhỏ, không thể tiếp tục lớn và phát triển bình thường (đèo nghĩa là nhỏ, èo uột). Mít đèo nhiều xơ, thường được hái khi còn non và chế biến thành nhiều món ngon lạ miệng như mít luộc, mít đèo kho cá, canh mít đèo nấu lá vông, gỏi mít đèo trộn tôm sông, thịt ba chỉ hay nhộng tằm...

    Canh mít đèo nấu lá vông

    Canh mít đèo nấu lá vông

  17. Để
    Ruồng bỏ.
  18. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  19. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  20. Chum
    Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.

    Chum

    Chum

  21. Giảm Thọ
    Tên một dốc núi cao làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Quế Sơn và Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một con dốc rất cao, đường đi khó khăn.
  22. Đèo Le
    Một cái đèo nằm giữa hai xã Quế Long và Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Đèo này vốn do người Pháp khai phá thành con đường lên Nông Sơn và đặt tên là Đờ - Le. Vì đèo cao và dài, đường sá gập ghềnh khó đi, muốn vượt qua thì phải mất nhiều công sức, hết cả hơi thở nên dân gian mới gọi là đèo Le (le với hàm ý là le lưỡi). Hiện nay đây là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, với món đặc sản là gà tre Đèo Le.

    Điểm du lịch Đèo Le

    Điểm du lịch Đèo Le

  23. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  24. Tường
    Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述  kể rõ sự việc, tường tận 詳盡  rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
  25. Bạn
    Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  26. Bánh bò
    Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...

    Bánh bò

    Bánh bò

  27. Bánh quai vạc
    Một loại bánh mặn làm từ bột mì có hình dáng giống quai vạc, nhân tôm, thịt, trứng... Khi chế biến, bánh được gấp lại thành hình bán nguyệt và ép mí bánh; khi chín, viền bánh dợn sóng. Tùy theo từng vùng miền, bánh này còn có tên là bánh gối hoặc bánh xếp.

    Bánh quai vạc

    Bánh quai vạc

  28. Nhưn
    Nhân (cách phát âm của người Nam Bộ).
  29. Bánh tét
    Có nơi gọi là bánh đòn, một loại bánh của miền Trung và miền Nam, tương tự như bánh chưng ở miền Bắc. Bánh làm bằng gạo nếp, hình trụ dài, gói bằng lá chuối, có thể có nhân đậu và thịt mỡ hoặc không có nhân, khi ăn thì cắt thành khoanh tròn. Những dịp giỗ Tết không thể thiếu món bánh này.

    Một dĩa bánh tét

    Một dĩa bánh tét

  30. Chợ Cai Tài
    Một chợ xưa thuộc làng Huê Mỹ Thạnh, phủ Tân An, nay là xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Phủ đường phủ Tân An ngày ấy đặt ở gần đây.
  31. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  32. Kín tranh hơn lành gỗ
    Mái tranh đơn sơ mà che kín nắng mưa còn hơn tốt gỗ chưa chắc kín mà lại tốn kém. Ý nói việc gì cứ đạt mục đích thì thôi.
  33. Bánh đúc
    Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  34. Bánh đỗ
    Loại bánh làm từ đậu bỏ vỏ, luộc chín, giã nát, viên thành viên tròn như quả chanh.
  35. Chộ
    Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  36. Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.