Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Thái Yên
    Làng mộc nổi tiếng từ lâu đời, nay là một xã thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
  2. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Hạ bạn
    Ruộng thấp, chốn đồng bằng (từ Hán Việt).
  4. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  5. Kinh nghiệm trên đường của người lái xe.
  6. Nhất chó, nhì bò, tam thơ, tứ lão
    Bốn cái sợ trên đường của người lái xe: chó, bò, trẻ con, người già.
  7. Thua kiện thì dại, thua cãi thì khôn
    Kiện tụng thua thì phải chịu thiệt hại về vật chất, cãi vã chịu thua thì giữ được hòa khí hai bên.
  8. Lộn chồng
    Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
  9. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  10. Ga
    Gà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Trếu tráo
    Nói trếu, nói giễu cợt.
  12. Gió Lào
    Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
  13. Gió mùa Đông Bắc
    Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
  14. Kinh nghiệm của ngư dân.
  15. Tháng tám đâm chèo vô bụi
    Tháng tám nhiều mưa bão nên ngư dân nghỉ đi biển.
  16. Nhút
    Món dưa muối xổi (muối nhanh, làm ăn ngay trong ngày) làm từ xơ mít hoặc hoa chuối, có thể trộn thành nộm, hoặc nấu canh cá, xào với thịt ba chỉ v.v. Nước ta có nhút mít Thanh Chương (Nghệ An) ngon nổi tiếng.

    Nhút mít

    Nhút mít

  17. Long
    Lỏng ra, rời ra.
  18. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Hoành Sơn
    Tên một dãy núi ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc tỉnh Quảng Bình. Hoành Sơn và sông Gianh là biểu trưng lịch sử, văn hoá, địa lý của tỉnh Quảng Bình. Thế kỷ 17, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói với sứ của chúa Nguyễn Hoàng "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân," nghĩa là "một dải Hoành Sơn có thể dung thân đời đời." Nguyễn Hoàng đã vượt Hoành Sơn vào đến Thuận Hóa và dựng nên nghiệp lớn của các chúa NguyễnĐàng Trong và nhà Nguyễn sau này.

    Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn

    Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn

  20. Bàn Độ
    Tên một ngọn núi ở địa phận xã Đỗ Chữ về phía bắc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Núi nằm giáp biển, trên núi có đầm, gọi là đầm Thủy Tiên, tương truyền nước có tiên nữ trong đầm đi ra. Đời Trần, vua Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành, khi thuyền qua đây bị sóng gió không tiến được, phải đem người cung nữ là Nguyễn Bích Châu đặt lên cái mâm đồng dâng cho thủy thần, bấy giờ thuyền mới đi được, nên gọi tên là núi Bàn Độ.
  21. Chợ Voi
    Tên cái chợ nay thuộc xã Kỳ Phong, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.