Ra về cầm quạt che trăng
Lòng thương em đáo để biết mần răng hỡi trời!
Toàn bộ nội dung
-
-
Ra về bụng nhớ người thương
Ra về bụng nhớ người thương,
Tay vỗ thanh giường chép miệng thở than -
Ra về bẻ lá cắm đây
Ra về bẻ lá cắm đây,
Hôm sau ta cứ chốn này ta lên.Dị bản
Ra về bẻ lá cầm tay,
Hôm sau ta cứ chốn này ta lên.
-
Ra tay gạo xay ra cám
Ra tay gạo xay ra cám
-
Rã rời rơi ống ngoáy
-
Miệng như đít vịt
Miệng như đít vịt
-
Một lần dọn nhà bằng ba lần cháy
Một lần dọn nhà bằng ba lần cháy
-
Nhà chị chẳng thiếu giống chi
-
Ông vừa qua, bà vừa đến
Ông vừa qua, bà vừa đến
-
Ăn cho ngái, đái cho xa
-
Ra về xin nhớ lời nhau
-
Ngu lâu dốt bền khó đào tạo
Ngu lâu dốt bền khó đào tạo
-
Thương ai tay trắng không nghề
-
Vợ ở mô thủ đô ở đó
-
Ăn nhiều thì béo, khôn khéo chi mà khen
Ăn nhiều thì béo, khôn khéo chi mà khen
-
Ăn một đọi cơm, đơm một đọi máu
-
Ăn hột mít địt ra khói
-
Trầu quế chọn ngọn cho chuông
-
Anh trưa chợ gặp ả lỡ đò
-
Anh em ghét nhau, ốm đau tìm đến
Anh em ghét nhau, ốm đau tìm đến
Chú thích
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ống ngoáy
- Dụng cụ đựng trầu của những người đã rụng hết răng. Ống ngoáy có thể là một khối gỗ vuông bằng lòng bàn tay có khoét một lỗ tròn trũng sâu ở giữa, khi người hết trầu người ta dùng để đập cau tàn dung (cau già, cứng, thường được làm giống); hoặc được làm bằng ống thau to bằng ngón chân cái. Khi muốn ăn trầu, người ta bỏ miếng trầu đã têm vôi kèm miếng cau dày vào ống, lấy cây chìa ngoáy giằm nát rồi lùa vào miệng nhai.
-
- Ăn nễ
- Ăn cơm không (không có đồ ăn).
-
- Ngồi dưng
- Ngồi không, không làm việc gì.
-
- Ngái
- Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn cho ngái, đái cho xa
- Trong mọi việc phải biết tỉnh táo tính toán, trù bị cẩn thận.
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Mun
- Tro (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Trú
- Trấu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Địt
- Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chuông
- Vuông, tốt đẹp.
-
- Trửa
- Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Anh trưa chợ gặp ả lỡ đò
- Duyên phận của những kẻ lỡ làng.