Toàn bộ nội dung
-
-
Trai anh hùng vô duyên
-
Sáo sậu là cậu sáo đen
-
Sáo sậu là cậu sáo đen
-
Sừng chim nanh chuột
-
Sợ đó không ưng, chứ đó ưng thì đây mừng biết mấy
Sợ đó không ưng, chứ đó ưng thì đây mừng biết mấy
Hễ anh thương rồi cha mẹ thấy cũng thương -
Số chó đòi
-
Hát bai hai bát không no
Hát bai hai bát không no
Còn một miếng cháy kéo co vỡ nồi
Hát bai hai bát không no
Ta thèm bát nữa hát cho vui nhà -
Hấp ha hấp háy như con hát nháy quan viên
-
Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
-
Sấm tháng mười cày cươi mà cấy
-
Trai son gái hóa
Dị bản
-
Trách con gà gáy vô tình
Trách con gà gáy vô tình
Chưa vui sum họp, đã đành chia phôi -
Trách lòng cha mẹ vụng toan
-
Trách lòng em bậu đãi đưa
-
Trách thân mà cũng giận người
Trách thân mà cũng giận người
Trách thân lắm lắm, giận người bao nhiêu? -
Trách thân trách phận rằng hèn
Trách thân trách phận rằng hèn
Lánh mình như thể ngọn đèn lánh mưa -
Trách trời phân rẽ tóc tơ
-
Trai anh hùng sánh dí thuyền quyên
-
Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Gái vô duyên chưa nói đã cười
Chú thích
-
- Bước trờ
- Bước bất thình lình, vô ý.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Lèn
- Đánh đòn roi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sừng chim nanh chuột
- Từ một câu trong Kinh Thi Thử nha tước giốc (Nanh chuột, sừng chim sẻ), ý nói chuột không có nanh vẫn cắn thủng vách nhà, chim sẻ không sừng mà đục thủng được mái nhà.
-
- Đòi
- Đuổi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Số chó đòi
- Chó đã bám đuổi được con mồi thì đuổi bắt cho kì được. Người được ví mắc phải số chó đòi là người liên tục gặp vận rủi, cuộc đời long đong lận đận.
-
- Con hát
- Cách gọi miệt thị những người làm nghề xướng hát ngày xưa.
"Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con... Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn." (Phong tục Việt Nam – Toan Ánh)
-
- Sợ bát cơm đầy không sợ thầy lớn tiếng
- Người làm công, giúp việc thường vì miếng cơm manh áo mà chịu nhẫn nhịn chứ không phải vì sợ oai chủ.
-
- Cươi
- Sân (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Sấm tháng mười cày cươi mà cấy
- Tháng mười có sấm thì nhất định vụ chiêm sau đó sẽ được mùa, nên tận dụng đất (cày cả sân nhà) để cấy lúa.
-
- Trai son gái hóa
- Không xứng đôi vừa lứa: trai thì trẻ trung, chưa vợ (son); gái đã góa (hóa) chồng.
-
- Trai tân
- Con trai chưa vợ.
-
- Vụng toan
- Toan tính vụng, sai, thường là do vội vã.
-
- Đãi đưa
- Nói chuyện đãi bôi, niềm nở nhưng giả dối, không thật lòng.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Ví
- Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).