Da đen, mặt rỗ, chân chì,
Đuôi dài thậm thượt, mình thì những gai
Toàn bộ nội dung
-
-
Chầu rày hết mía hạ che
-
Tay anh cầm gói mứt, tay anh xách bình tích trà
-
Tay anh cầm con dao
-
Tay anh cầm bút ngọc hoà châu
Tay anh cầm bút ngọc hoà châu
Đề vô trong áo bậu bốn câu ân tình
Một câu phân với nữ trinh
Ơn cha nghĩa mẹ cho trọn tình hiếu trung
Hai câu ta phân với anh hùng
Đào sâu cuốc chín ăn chung ở đời
Ba câu anh nói, em phải nghe lời
Đừng nghe lời thế sự đổi dời duyên ta
Bốn câu nuôi chút mẹ già
Tình chồng nghĩa vợ, mẹ với cha đền bồi. -
Tay anh bưng gáo nước sớt hai
Tay anh bưng gáo nước sớt hai
Bằng nay tưới Lựu, bằng mai tưới Đào
Thấy lời nhân nghĩa muốn trao
Nghĩa nhân còn tại thế, lựu đào ba đông -
Tay anh bưng chén kiểu, tơ liễu con rồng
-
Tàu số một chạy lên Vàm Tấn
-
Tai nghe trống đánh trên lầu
-
Mi về thì về
-
Muốn ăn măng trúc măng giang
-
Hò chơi bỏ ruộng bỏ đồng
Hò chơi bỏ ruộng bỏ đồng
Ai về đừng nói kẻo chồng tôi ghen -
Buộc lưng con ốc mà treo
Buộc lưng con ốc mà treo
Ai làm con ốc quăn queo thế này
Đố ai uốn ốc cho ngay -
Ta nghe tiếng hát bên kia
Ta nghe tiếng hát bên kia
Ta về ta bảo mẹ cha sang mời -
Đến đây hỏi khách tương phùng
-
Đầu bằng con ruồi, đuôi bằng cái đĩa
-
Ăn một bên, ỉa một bên
-
Tồng phồng tồng phông, trong lông ngoài thịt
-
Sinh ra từ lũy tre xanh
-
Sừng sững mà đứng giữa trời
Chú thích
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Che
- Dụng cụ để ép mía lấy nước đường nấu thành đường tán tại các lò mía đường. Trước đây che mía được người hoặc trâu kéo, sau này thì có nơi dùng máy móc. Theo tác giả Hoàng Sơn: “Ông che” là hai súc gỗ lớn hình trụ tròn, bên giữa mỗi súc gỗ là trục quay được cố định một đầu để có thể tự đứng thẳng. Hai súc gỗ này được người ta đẽo rãnh răng cưa và khớp nhau như bánh nhông. Trên đỉnh một “ông che” được gắn một đoạn tre để nối ra ngoài. Đoạn tre này khi được buộc vào lưng trâu sẽ đóng vai trò như một thanh truyền lực. Chỉ cần đánh trâu đi vòng tròn, cả hai “ông che” sẽ quay đều và có thể nghiền nát bất cứ thứ gì lọt vào rãnh răng đó. Do vậy, ngày xưa người trực tiếp cho mía vào “máy” phải là người có kinh nghiệm nếu không sẽ gặp nguy hiểm. Bà Lệ tiếp lời: “Đến mùa làm đường, “ông che” được dựng ngay giữa bãi mía, bên trong một căn chòi gọi là chòi đạp. Khi cho mía vào “ông che”, nước mía sẽ chảy xuống một cái thùng đặt bên dưới sau đó được chuyển sang bếp nấu với những chiếc chảo gang đã nóng. Trung bình mỗi bận, nấu được khoảng 60 lít mật.”
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Bài ca dao được cho là nói về làng Bảo An, xưa là một làng nghề nổi tiếng với nghề làm đường.
-
- Bình tích
- Tên gọi ở một số vùng miền Trung và miền Nam của bình thủy, một đồ vật đựng nước và giữ nhiệt.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Châu
- Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chén kiểu
- Chén phủ men bóng, trên thành chén có trang trí hoa văn (kiểu). Ngày xưa cha ông ta thường dùng chén đất hoặc chén sành, nên loại chén như thế này được gọi là chén kiểu, xem là vật quý.
-
- Vàm Tấn
- Còn gọi là Vàm Đại Ngãi, tên cũ của thị trấn Đại Ngãi thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Từ trước khoảng năm 1858, đây là nơi triều đình nhà Nguyễn đặt làm trạm quân cảng vừa trấn thủ về mặt quân sự, vừa là nơi thu thuế của các tàu buôn.
Có ý kiến cho rằng tên gọi Vàm Tấn bắt nguồn từ chữ Khmer là "Peám Senn" (Peám: Vàm, Senn: Tấn). Theo một tư liệu khác, Vàm Tấn có thể bắt nguồn từ chữ Peam Mé Sên, tên một công chúa của vương quốc Lào, cùng chị là Mé Chanh từng sinh sống ở đất này. Người dân địa phương vì tôn kính nên lấy tên Mé Sên đặt cho vùng này. Mé Chanh cũng được Việt hóa thành Mỹ Thanh, tên một cửa sông lớn của con sông Cổ Cò ngày nay.
-
- Cần Thơ
- Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
-
- Tràng hạt
- Một vòng dây gồm nhiều hạt xâu lại với nhau. Khi tụng niệm, người tụng dùng tay lần từng hạt để đếm.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Nác
- Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Mọi
- Muỗi (phương ngữ Bắc Trung Bộ)
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Cơm lam
- Loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre (hoặc ống giang, ống nứa...) và nướng chín trên lửa. Đây là loại cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.
-
- Vượn
- Tên gọi chung chỉ các loài giống khỉ, có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn và uyển chuyển nhất trong số các loài thú sống trên cây cao mà không biết bay. Mỗi loài vượn có tiếng hú riêng. Tùy từng loài và phụ thuộc vào giới tính mà bộ lông của vượn có thể có màu từ nâu sẫm tới nâu nhạt, có khi đốm loang màu đen hay trắng. Vượn toàn trắng rất hiếm. Vượn sinh sống ở Đông Nam Á chủ yếu thuộc chi vượn lùn và vượn mào.
-
- Tương phùng
- Gặp nhau (từ Hán Việt).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Cán bông
- Quá trình tách bông và hạt của quả bông vải. Dụng cụ cán bông có kiểu dáng và tên gọi khác nhau tùy dân tộc (ví dụ người K’ho gọi là T’rơ ghiết, người Thái gọi là ỉu phải, người Kinh gọi là xa cán bông) nhưng nhìn chung đều có hai thanh gỗ tròn xít vào nhau, gắn vào một cái trục. Khi quay trục và cho bông vào, hai thanh gỗ sẽ cán vào nhau, cán bông ra một bên, còn hạt thì giữ lại một bên.
-
- Phu phụ
- Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).