Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  2. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  3. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  4. Cỗ
    Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.

    Mâm cỗ

    Mâm cỗ

  5. Thốt nốt
    Loại cây thuộc họ cau, mọc nhiều ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmer th'not. Dịch ngọt từ các bông mo non của thốt nốt được cô đặc để sản xuất một loại đường thô gọi là đường thốt nốt, có vị ngọt thanh.

    Cây thốt nốt

    Cây thốt nốt

  6. Bánh trôi nước
    Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.

    Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.

    Bánh trôi nước

    Bánh trôi nước

  7. Trong trào ngoài quận
    Cả trong triều đình và các quận ngoài, ý nói khắp mọi nơi. Còn nói nội triều ngoài quận.
  8. Sở Khanh
    Tên một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều. Vốn là một gã ăn chơi, Sở Khanh đã lừa Thúy Kiều rằng y thật lòng yêu thương và muốn cứu nàng khỏi chốn lầu xanh, nhưng cuối cùng lại "quất ngựa truy phong." Cái tên Sở Khanh ngày nay thường được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa những người con gái nhẹ dạ.
  9. Đàng điếm
    Cũng viết là điếm đàng, nghĩa đen là người lang thang ngoài đường (đàng) trong quán (điếm), hiểu rộng là những kẻ "hay phỉnh phờ, lường gạt, thường hiểu là đứa hay ngồi lều ngồi chợ hay toa rập làm điều gian lận" (Đại Nam quấc âm tự vị).
  10. Chợ Đại Lược
    Cũng gọi là chợ Đại Lộc, một trong hai chợ lớn nhất làng Đại Lộc, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
  11. Kim Long
    Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.

    Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).

    Sơ đồ thủ phủ Kim Long

    Sơ đồ thủ phủ Kim Long

  12. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Chợ phiên
    Chợ họp có ngày giờ nhất định.
  14. Chợ Sạt
    Tên một phiên chợ đã có từ lâu đời tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
  15. Li
    Bỏ, rời.
  16. Chợ Hiếu
    Tên một cái chợ nay thuộc địa phận thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
  17. Bài ca dao này dùng để minh họa cho quân Chi Chi trong hàng Nhất của trò tổ tôm.
  18. Phô
    Nói (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  19. Rau bát
    Một loại dây leo thuộc họ bầu bí, sống rất khỏe, mọc hoang và được trồng ở bờ rào lùm cây. Dây bát có nhiều nhánh, tua cuốn, phiến lá dầy hình tim ngũ giác, hoa trắng, quả như trái dưa chuột nhỏ, khi chín có màu đỏ. Có hai loại rau bát là “bát cái” dây nhỏ nhiều lá, đọt được hái làm rau ăn, và “bát đực” ít lá, được thái lát phơi khô, sao qua làm thuốc nam.

    Rau bát

    Rau bát

  20. Rau sam
    Một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, phiến lá dày, mặt láng, mọc bò lan trên mặt đất. Rau sam có thể dùng để ăn như những loại rau trồng khác. Rau sam phơi khô dùng làm thuốc.

    Rau sam

    Rau sam

  21. Gàu giai
    Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.

    Tát nước bằng gàu giai

    Tát nước bằng gàu giai

  22. Gàu sòng
    Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  23. Se
    Khô.
  24. Bôn hành
    Vội vã xuôi ngược (bôn nghĩa là chạy vội).
  25. Cơ cầu
    Khổ cực, thiếu thốn.
  26. Thiên
    Trời (từ Hán Việt).

    Thiên trời địa đất
    Cử cất tồn còn

    (Tam thiên tự - soạn giả Đoàn Trung Còn)

  27. Địa
    Đất (từ Hán Việt).

    Thiên trời địa đất
    Cử cất tồn còn

    (Tam thiên tự - soạn giả Đoàn Trung Còn)

  28. Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
  29. Lý Lệ Hoa
    Tên nữ diễn viên Trung Quốc, nổi tiếng ở miền Nam trước 1975 qua các bộ phim Hồng Công.

    Lý Lệ Hoa

    Lý Lệ Hoa

  30. Bata
    Một hiệu giày của Tiệp Khắc, nổi tiếng với mẫu giày vải rất phổ biến ở nước ta ngày trước, đến nỗi người ta gọi tất cả các loại giày vải là giày bata.

    Một mẫu quảng cáo giày Bata trên báo xưa

    Một mẫu quảng cáo giày Bata trên báo xưa

  31. Vespa
    Một nhãn hiệu xe máy nổi tiếng của Ý, khá phổ biến ở miền Nam trước 1975.

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

  32. Catinat
    Đọc là ca-ti-na, tên một con đường ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, sau 1954 đổi thành đường Tự Do, từ 1975 tới nay là đường Đồng Khởi, thuộc quận 1.

    Đường Catinat xưa

    Đường Catinat xưa

  33. Sài Gòn
    Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng của Sài Gòn

    Sài Gòn về đêm

    Sài Gòn về đêm

  34. Bài ca dao này nhắc tới bà Sương Nguyệt Anh, tên thật là Nguyễn Thị Khuê, con gái thứ tư của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Bà phụ trách tờ Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới), tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn.