Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có bản chép: cái kẹo.
  2. Thài lài
    Cây thân cỏ, thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm, lá hình trái xoan nhọn, hoa màu xanh lam hay tím. Được dùng làm thuốc chữa viêm họng, viêm thận, phù thũng, phong thấp, viêm khớp, rắn cắn...

    Cây và hoa thài lài trắng

    Cây và hoa thài lài trắng

  3. Mai
    Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.

    Nông cụ

  4. Bồ hòn
    Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.

    Quả bồ hòn

    Quả bồ hòn

  5. Tía
    Cha, bố (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của người Triều Châu khi đọc chữ gia (cha).
  6. Trối kệ
    Mặc kệ, không quan tâm đến.
  7. Bún nước lèo
    Một loại bún đặc sản ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Nước lèo của bún được nấu từ một số loại mắm thông thường như mắm cá sặc hay cá linh, riêng người Khmer thường nấu bằng mắm bò hóc, cá kèo, cá lóc hoặc lươn. Khi ăn, bún được nhúng vào nồi nước lèo đang sôi, sau đó vớt ra cho vào tô rồi múc nước lèo đổ vào, thêm rau cải, cá, thịt, tép, chanh, giấm ớt…

    Bún nước lèo

  8. Chùa Ông Mẹt
    Một ngôi chùa cổ ở Trà Vinh. Theo lời truyền kể thì chùa được tạo dựng đầu tiên vào khoảng năm 642 tại khu vực gần sân vận động tỉnh bây giờ. Đến khoảng năm 711, chùa mới được dời về vị trí hiện nay (đường Lê Lợi, phường 1, thành phố Trà Vinh). Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, và hiện là nơi đặt Trường trung cấp Phật học Nam tông Khmer.

    Chính điện chùa Ông Mẹt

  9. Ao Bà Om
    Một thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh. Theo truyền thuyết, ao được đào bởi bên nữ trong một cuộc thi, dưới sự lãnh đạo của một người tên là Om. Ao có hình chữ nhật, rộng 300m, dài 500m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Ngày nay ao Bà Om thường được các học sinh sinh viên chọn làm nơi cắm trại vào những dịp lễ hay lúc nghỉ hè.

    Ao Bà Om

  10. Quan Công
    Tên thật là Quan Vũ, tự là Vân Trường, Trường Sinh, một danh tướng của nhà Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Quan Công là một trong những nhân vật lịch sử được biết đến nhiều nhất ở Đông Á, hình ảnh của ông được đưa vào nhiều loại hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v. Ông được biểu tượng hóa thành hình mẫu con người trung nghĩa, chính trực, được thờ phụng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Hồng Kông.

    Hình tượng quen thuộc của Quan Công trong dân gian: mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt, có lúc cưỡi ngựa xích thố

    Hình tượng quen thuộc của Quan Công trong dân gian: mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây Thanh Long Yển Nguyệt đao, có lúc cưỡi ngựa Xích Thố

  11. Hiếu Tử
    Tên một xã thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, trước thuộc vùng Trà Tử. Tại đây có đình Vĩnh Yên, nơi thờ Bố chính Trần Tuyên.
  12. Trần Tuyên
    Còn có tên là Trần Trung Tiên, một vị quan nhà Nguyễn. Ông quê ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1841, ông được cử làm Bố chính sứ Vĩnh Long. Cùng năm, ông tử trận ở vùng Trà Tử khi đang cầm quân đánh dẹp quân nổi loạn Sâm Lâm. Tại xã Hiếu Tử hiện vẫn còn đền thờ ông.

    Cổng đình Vĩnh Yên thờ Bố chánh Tuyên ở xã Hiếu Tử. Ngôi đình đã bị một trường học cất sau che khuất.

  13. Ba Bị
    Hình ảnh xấu xí, đáng sợ mà người lớn thường đem ra để dọa trẻ con. Theo nhà nghiên cứu An Chi, cái tên "Ba Bị" xuất phát từ người ăn xin: cái bị là đồ nghề ăn xin. Cả câu "Ba bị chín quai, mười hai con mắt" mô tả một người ăn xin mang ba cái bị, mỗi bị có chín cái quai và bốn con mắt (mắt: lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan).

    Ông Ba Bị

  14. Âm can
    Phơi chỗ khô không có nắng để khô từ từ (từ Hán Việt).
  15. Chình
    Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
  16. Mắm nêm
    Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...

    Mắm nêm Bình Thuận

    Mắm nêm Bình Thuận

  17. Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân
    Tạm dịch: Nghèo giữa chợ đông ai thèm hỏi, giàu tại rừng sâu lắm kẻ thăm. Tùy theo dị bản mà trong câu này chữ "vấn" có thể thành chữ "đáo," "thâm sơn" thành "lâm sơn," "hữu viễn thân" thành "hữu khách tầm" vân vân.
  18. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  19. Thuyền bồng
    Loại thuyền mình bầu, mũi bằng, đuôi cao và có mui.
  20. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  21. Bí đao
    Còn gọi là bí trắng, là một cây họ dây leo, trái được xào, nấu phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài ra, hạt và quả còn được dùng trong các bài thuốc dân gian.

    Trái bí đao

    Trái bí đao

  22. Bí ngô
    Một giống bí cho quả tròn, khi chín thịt có màu đỏ hoặc vàng cam, dùng để nấu canh. Tùy theo vùng miền mà người ta gọi là bí ngô, bí đỏ, hoặc bí rợ.

    Bí đỏ

    Bí đỏ

  23. Củ ấu
    Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.

    Củ ấu

    Củ ấu

  24. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  25. Rộc
    Đất trũng ven các cánh đồng, hoặc giữa hai sườn đồi núi. Cũng có nghĩa là ngòi nước nhỏ, hẹp.
  26. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  27. Cá giếc
    Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.

    Cá diếc

    Cá giếc

  28. Trển
    Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
  29. Hổ ngươi
    Xấu hổ, tự lấy làm thẹn.