Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trâu mà có đầu thon, chân trước cao, chân sau thấp thì là trâu tốt.
  2. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  3. Vãi
    Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
  4. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Độc bình
    Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  6. Bát giác
    Tám góc (từ Hán Việt). Hình bát giác là hình tám góc (tám cạnh).
  7. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  8. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  9. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  10. Có bản chép: Cha mẹ em kén rể mà lỡ anh tầm thường biết đặng hay không?
  11. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  12. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  13. Thậm
    Rất, lắm.
  14. Dằm
    Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
  15. Nhất dương chỉ
    Một chiêu thức võ thuật xuất hiện trong các tác phẩm của Kim Dung, dồn nội lực vào một ngón tay (chỉ) để bắn ra.
  16. Nhị Thiên Đường
    Một nhãn hiệu dầu gió rất phổ biến ở miền Nam trước đây.

    Dầu gió Nhị Thiên Đường

    Dầu gió Nhị Thiên Đường

  17. Na Tra
    Một vị thần trong thần thoại dân gian Trung Hoa, được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc như Tây du kýPhong thần diễn nghĩa. Ông là con út của Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh, em của Kim Tra và Mộc Tra (nên cũng gọi là Tam thái tử). Na Tra được miêu tả là một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng, môi đỏ, bản tính nóng nảy, thẳng thắn, tay cầm thương, tay cầm vòng càn khôn, chân đi bánh xe Phong Hỏa.

    Na Tra đại chiến Mỹ Hầu Vương

    Na Tra đại chiến Mỹ Hầu Vương

  18. Có nơi hát: Tam Quốc Chí.
  19. Tứ đổ tường
    Bốn món ăn chơi được xem là tệ nạn trong xã hội cũ, gồm yên (thuốc phiện), đổ (cờ bạc), tửu (rượu chè), sắc (trai gái, đĩ bợm).
  20. Ngũ vị hương
    Một loại gia vị hay dùng trong ẩm thực của Trung Hoa (nhất là Quảng Đông) và Việt Nam, gồm có năm vị: mặn, ngọt, chua, cay, đắng. Ngũ vị hương đóng gói sẵn ở nước ta thường có: đại hồi, đinh hương, nhục quế, ngọc khấu, hồ tiêu, trần bì, hạt ngò, thảo quả, và hạt điều để tạo màu đỏ.

    Các nguyên liệu ngũ vị hương

    Các nguyên liệu ngũ vị hương

    Bột ngũ vị hương

    Bột ngũ vị hương

  21. Các chữ đầu trong bài đồng dao này lần lượt là các số từ 1 đến 6 theo âm Hán Việt (nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục). Mỗi câu từ 1 đến 5 là một vật hoặc việc quen thuộc trước đây, riêng câu 6 (Lục cơm nguội) là câu nói vui để trêu chọc học trò.
  22. Cá mát
    Một loại cá nước ngọt, mình có từ ba đến sáu chấm đen, vây màu hồng. Cá mát nhỏ con chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn. Con to nhất cũng chỉ nặng từ 0,5kg đến 0,8kg. Cá sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy xiết, thường bơi kiếm ăn vào ban đêm. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch là mùa cá mát.

    Cá mát vừa lành vừa bổ, thịt thơm ngon, mỡ béo, ít xương, tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, cá mát có nhiều ở sông Giăng, Nghệ An, và được xem là đặc sản Nghệ An.

    Cá mát

    Cá mát

  23. Sông Giăng
    Tên một con sông thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An. Sông bắt nguồn từ chân núi Pu-loong (núi Rồng) cao gần 1.300m, chảy qua các vùng đồi Hạnh Lâm, Cao Điền, La Mạc... trước khi nhập vào sông Lam. Thượng nguồn sông Giăng là nơi tộc người Đan Lai sinh sống như một “bộ lạc” biệt lập với thế giới bên ngoài. Sông Giăng có đặc sản là cá mát, cũng là đặc sản của cả tỉnh Nghệ An.

    Sông Giăng

    Sông Giăng

  24. Kẻ Quạ
    Tên một cánh đồng ở trung du Tây Bắc Nghệ An, nổi tiếng với món đặc sản là cơm lam.
  25. Chợ Cồn
    Tên một cái chợ nằm ở tả ngạn sông Cả, nay thuộc xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
  26. Nhắc tay hay dạ
    Cầm lấy tay người nào là biết ngay lòng dạ người ấy.
  27. Chèo
    Một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tiêu biểu của nước ta, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người sáng lập chèo là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10. Chèo dùng cách nói ví von luyến láy, thường có nội dung lấy từ các truyện cổ tích, truyện nôm, mô tả cuộc sống của người dân. Nhạc cụ được dùng trong chèo gồm đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, các loại trống, chũm chọe...

    Xem vở chèo Hề cu Sứt do nghệ sĩ Xuân Hinh trình diễn.

  28. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  29. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  30. Kiền kiền
    Còn gọi là tử mộc, mộc vương, một loại cây có nhiều ở các vùng đồi núi Trung Bộ và Tây Nguyên, chất gỗ cứng bền, lâu hỏng, xưa được dùng làm áo quan chôn sâu dưới đất hàng trăm năm không hư. Kiền kiền có ba loại: cây thớ trắng gọi là tử, thớ đỏ gọi là thu, thớ vàng gọi là . Lá cây kiền kiền dùng làm thuốc trị các chứng bệnh lở loét.

    Cây kiền kiền được chạm khắc trên Anh đỉnh (một trong Cửu đỉnh)

    Cây kiền kiền được chạm khắc trên Anh đỉnh (một trong Cửu đỉnh)

  31. Rui
    Thanh tre hoặc gỗ đặt theo chiều dốc của mái nhà để đỡ những thanh đặt dọc (gọi là thanh mè).

    Rui mè

    Rui mè

  32. Thanh tre, nứa hoặc gỗ nhỏ và dại được đặt dọc trên mái nhà để đỡ và buộc những tấm lợp hoặc ngói bên trên.

    Rui mè

    Rui mè

  33. Trắc
    Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...

    Khay gỗ trắc khảm xà cừ

    Khay gỗ trắc khảm xà cừ

  34. Huê
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
  35. Giã ơn
    Cảm tạ ơn.

    Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
    (Nhị Độ Mai)

  36. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  37. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  38. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  39. Chỉ điều
    Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
  40. Bóng sắc
    Nhan sắc, sắc đẹp.