Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đầu hồi
    Phần tường ở hai đầu nhà ba gian hay năm gian truyền thống, thường dùng làm nơi để củi hay đồ cũ, hỏng, không dùng đến.
  2. Son
    Chỉ vợ chồng trẻ chưa có con cái.
  3. Tháp Bút
    Tên một tòa tháp ở Hồ Gươm (Hà Nội). Tháp được xây dựng từ thời vua Tự Đức, làm bằng đá, cao năm tầng, đỉnh có hình một chiếc bút lông chỉ lên trời.

    Tháp Bút. Ba chữ Hán từ trên xuống là 寫青天 (Tả Thanh Thiên), nghĩa là "viết lên trời xanh."

    Tháp Bút. Ba chữ Hán từ trên xuống là Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh."

  4. Đài Nghiên
    Tên một cái cổng ở đầu cầu Thê Húc, trên cổng có đặt nghiên mực bằng đá hình quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có tạc ba con ếch đội nghiên. Trên nghiên có khắc một bài minh (một thể văn xưa) của Nguyễn Văn Siêu. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

    Tháp Nghiên

    Đài Nghiên

  5. Cầu Thê Húc
    Cây cầu gỗ sơn màu đỏ, nối bờ hồ Hoàn Kiếm với cổng đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), được Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Cầu bị gãy vào năm 1953 và được sửa lại, gia cố phần móng bằng xi măng. Tên cầu Thê Húc 棲旭 nghĩa là "đón ánh sáng mặt trời buổi sớm."

    Cầu Thê Húc năm 1945. Ảnh: Võ An Ninh

    Cầu Thê Húc năm 1945. Ảnh: Võ An Ninh

  6. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  7. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  8. Gành Hàu
    Địa danh nay thuộc thôn Tân Hòa, xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Phía ngoài Gành Hàu là cù lao Mái Nhà.
  9. Đồng cốt
    Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.

    Một bà đồng ngày xưa

    Một bà đồng ngày xưa

  10. Mạ
    Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Chỉ xương cánh, chân gà.
  12. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Thời
    Ăn, xơi.
  14. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  15. Lý Thái Tổ
    Tên húy là Lý Công Uẩn (974-1028), vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử nước ta, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La (hay La Thành - ngày nay là Hà Nội) vào năm 1010 và đổi tên thành Thăng Long.

    Tượng đài Lý Thái Tổ

    Tượng đài Lý Thái Tổ

  16. Cá rô Tổng Trường
    Loài cá rô sống ở môi trường hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Cá rô Tổng Trường có thịt béo, thơm, dai, ngon, được coi là một đặc sản ẩm thực của Ninh Bình, ngày xưa dùng để tiến vua.

    Cá rô Tổng Trường

    Cá rô Tổng Trường

  17. Tiên Sa
    Tên một bãi biển thuộc bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đây là bãi biển đẹp nổi tiếng, tương truyền ngày xưa tiên nữ thường bay xuống tắm, đồng thời có hai vị tiên ông cũng xuống đây chơi cờ. Hiện nay ngoài tiềm năng du lịch, Tiên Sa còn là một hải cảng quan trọng của Đà Nẵng.

    Càng Tiên Sa

    Càng Tiên Sa

  18. Chích
    Chếch, nghiêng sang một bên (phương ngữ Nam Bộ).
  19. Đảnh
    Đỉnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng chỉ đỉnh núi, đỉnh đèo.
  20. Lợi
    Lại (phương ngữ Nam Bộ).
  21. Ăn lấy đời chơi lấy thời
    Ăn thì lấy đời sống làm giới hạn, nghĩa là người ta phải ăn suốt đời, đến bao giờ chết mới thôi; còn chơi thì lấy thời gian làm giới hạn, nghĩa là người ta chơi thì tùy lúc, tùy thời, không thể lúc nào cũng chơi được.
  22. Tiền ngắn mặt dài
    Tiền ngày xưa được xâu thành chuỗi. Tiền ngắn nghĩa là xâu tiền ngắn, số tiền nhỏ. Tiền nhỏ thì mặt dài, nghĩa là mặt mày khó chịu.
  23. Tứ bề
    Bốn bề, xung quanh.
  24. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  25. Dân gian nói cây bần toàn giống đực là bởi loài cây này luôn có một phần của rễ mọc ngoi lên mặt đất để hút dưỡng khí, dân gian gọi là "cặc bần." Cũng theo đó, dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long còn truyền tụng câu đối:

    Nước chảy cặc bần run bây bẩy
    Gió đưa dái mít giãy tê tê

    Câu đố còn có ý chơi chữ, "bần" cũng có nghĩa là nghèo túng.

  26. Khác thể
    Chẳng khác nào, giống như.
  27. Con trai khôn ngoan thì không chơi bời trác táng để phải mắc bệnh hoa liễu, dẫn đến đi tiểu khó và ít.
    Con gái khôn ngoan, khi bị chồng mắng trách không cãi lại, chỉ khóc lóc để làm mủi lòng người chồng.
  28. Vũng Thùng
    Tức vịnh Hàn, hay cửa biển Đà Nẵng.
  29. Câu ca dao này nói về việc thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta vào ngày 1/9/1858 tại cửa biển Đà Nẵng, gần bán đảo Sơn Trà.