Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trên răng dưới dái
    Chỉ (người đàn ông) nghèo khổ hoặc vô tích sự, không có gì ngoài những thứ có sẵn (răng và dái).
  2. Cát tút
    Vỏ đạn, tiếng lóng chỉ dương vật. Từ này có gốc từ từ tiếng Anh cartouche, cũng được phiên âm thành ca tút hoặc cà tút.
  3. Chuyên
    Chăm chỉ.
  4. Thuấn, Nghiêu
    Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
  5. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  6. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.
  7. Thì la, thì lảy
    Từ cũ chỉ bộ phận sinh dục nữ.
  8. Có bản chép: Thìa là, thìa lẩy. Hoặc: Chè la, chè lẩy.
  9. Ngồi lê
    Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
  10. Dựa cột
    Ngồi dựa vào cây cột để nghỉ ngơi.
  11. Có bản chép: Ăn quà là ba, Kêu ca là bốn.
  12. Láu táu
    Hấp tấp, lanh chanh.
  13. Trằm
    Hoa tai. Cũng gọi là tằm.
  14. Cối xay
    Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.

    Xay lúa

    Xay lúa

  15. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  16. Thảo
    Viết ra.
  17. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  18. Đắc thời đắc lễ đắc nghi
    Được thời thì được lễ nghi (chữ Hán).
  19. Thất thế
    Mất thế lực, mất chỗ tựa. Từ chữ Hán thất 失 (mất) và thế 勢 (thế lực).
  20. Thất nghiệp
    Không có nghề nghiệp, việc làm.
  21. Mãn kiếp
    Suốt đời, cho đến tận lúc chết (thường nói về việc không hay).
  22. Phong lưu
    Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.

    Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
    Nợ phong lưu kẻ giả có người vay

    (Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)

  23. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  24. Căn
    Gốc rễ (chữ Hán). Khái niệm căn thường được gặp trong lí thuyết Phật giáo, chỉ những điều căn bản, gốc rễ của nhận thức, sự việc.

    Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
    (Truyện Kiều)

  25. Số kiếp
    Vận mệnh của một đời người.
  26. Lâm bô
    Có nguồn gốc từ danh từ limbo trong tiếng Bồ Đào Nha, có nghĩa là một nơi giam cầm các linh hồn hay đang ở vào một tình trạng nào đó dang dở.
  27. Cửu
    Số chín, thứ chín (từ Hán Việt)
  28. Lợn lạo
    Có thể là cách đọc trại đi của từ lộn lạo.
  29. Thắt thể
    Như thể, như là (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  30. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  31. Kiếu
    Xin phép để ra về.
  32. Cá thiều
    Còn gọi là cá gúng, một loại cá biển có da trơn, chế biến được thành nhiều món ăn ngon như khô tẩm, muối chiên, kho sả ớt nước cốt dừa… Cá thiều đi theo đàn, nên ngư dân trên biển nếu gặp cá thiều thì coi như trúng lớn.

    Cá thiều

    Cá thiều

  33. Bàu Súng
    Tên một bàu nước có diện tích độ 2,5 km2 thuộc xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Bàu mọc nhiều hoa súng nên có tên gọi như vậy. Xung quanh bàu, người dân trồng nhiều khoai lang, dưa gang, mướp...

    Vớt bông súng trên Bàu Súng

    Vớt bông súng trên Bàu Súng

  34. Một loại vải dệt thưa, thường dùng để may màn hoặc may tang phục.
  35. Nhà táng
    Nhà làm giả bằng tre giấy, đốt trong đám ma lớn, với mong muốn để cho người chết có nhà mà dùng.

    Nhà táng

  36. Vén tay áo sô, đốt nhà táng giấy
    Việc dễ dàng, nhẹ nhàng: Tay áo sô rộng dễ vén; Nhà táng bằng giấy dễ cháy.
  37. Bưng
    Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
  38. Cỏ bàng
    Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.

    Đêm đêm trong ánh trăng mờ
    Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng

    (Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)

    Đồng cỏ bàng ở Mộc Hoá, Long An

    Đồng cỏ bàng ở Mộc Hoá, Long An

    Đan (đươn) bàng

    Đan (đươn) bàng

  39. Bàu
    Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận