Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  3. Cầm
    Giao tài sản cho người khác làm tin để vay tiền.
  4. Favorit
    Ta gọi là Pha-vơ-rít, nhãn hiệu một loại xe đạp của Tiệp Khắc cũ.

    Xe đạp Favorit

    Xe đạp Favorit

  5. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  6. Chộ
    Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  7. Sâm Thương
    Sâm và Thương, hai ngôi sao theo thiên văn học Trung Quốc. Sao Sâm là ngôi sao thứ 7 trong chòm Bạch Hổ, sao Thương (còn gọi là Tâm) là ngôi sao thứ 5 trong chòm Thương Long, đều thuộc Nhị thập bát tú (hai mươi tám vì sao sáng, một khái niệm của Trung Hoa cổ đại). Hai ngôi sao này nằm đối nhau trên bầu trời, vì vậy không bao giờ xuất hiện cùng một lúc. Trong văn học cổ, người ta thường dùng hình ảnh Sâm Thương để chỉ sự xa xôi cách trở, khó lòng gặp lại nhau hoặc không thể gặp nhau được.

    Có ý kiến khác cho rằng Sâm, Thương là hai tên khác của Hôm, Mai (cùng là tên của sao Kim) nhưng ý kiến này không vững.

  8. Tam tòng
    Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:

    Tại gia tòng phụ:  khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
    Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
    Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.

  9. Ngưu Lang, Chức Nữ
    Còn có các tên chàng Ngưu ả Chức hay ông Ngâu bà Ngâu, hai nhân vật trong truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ có mặt trong văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong phiên bản Việt Nam, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải, vì say mê nhau nên trễ nải công việc. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu kẻ ở cuối sông Ngân, và chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm rằm tháng Bảy âm lịch, trên một cây cầu do đàn quạ bắc nên (gọi là cầu Ô Thước). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, người trần gọi là mưa ngâu.
  10. Ba Lai
    Tên một con sông ở tỉnh Bến Tre, dài khoảng 55 km, chảy qua huyện Châu Thành, và là ranh giới tự nhiên giữa huyện Bình Đại với Giồng TrômBa Tri.
  11. Phù sa
    (Từ Hán Việt: phù: nhẹ, nổi, sa: cát) là các hạt nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở di chuyển theo các dòng nước như sông suối, kênh rạch. Đất có chứa phù sa rất tốt cho cây trồng.

    Dòng nước chứa phù sa

    Dòng nước chứa phù sa

  12. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Bõ công
    Đáng công.
  14. Cơm phiếu mẫu
    Một điển tích trong văn học Trung Quốc. Sở Vương Hàn Tín thuở hàn vi hay ngồi câu cá dưới thành, một bà làm nghề phiếu hàng lụa (giặt lụa đem phơi cho trắng) thương tình chia cho phần cơm. Được mươi bữa như thế, Tín cảm động hứa sau này sẽ cảm tạ, bà mới giận mắng: "Đại trượng phu không kiếm đủ miếng ăn, tôi thương tình mới cấp dưỡng chứ nào mong đền đáp?" Về sau Hàn Tín công thành danh toại, không quên ơn cũ, mời phiếu mẫu đến tặng nghìn vàng. Từ đó, cụm từ cơm phiếu mẫu được dùng để chỉ lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn (có nguồn giảng là sự đền đáp ơn sâu nặng).

    Nghìn vàng gọi chút lễ thường
    Mà lòng phiếu mẫu, mấy vàng cho cân!

    (Truyện Kiều)

  15. Gối Trần Đoàn
    Một điển tích trong văn học Trung Quốc. Trần Đoàn, hiệu Hi Di tiên sinh, là một ẩn sĩ sống vào cuối đời Đường, đầu đời Tống, nổi tiếng học thức uyên thâm, đặc biệt về y, dược, lý, số, được cho là người sáng lập khoa tử vi Trung Hoa. Vua Tống nhiều lần mời ra làm quan nhưng ông đều từ chối. Tương truyền ông có thuật ngủ rất sâu, có thể ngủ hơn một trăm ngày mới dậy. Cách nói giấc Trần Đoàn chỉ giấc ngủ ngon, vô tư, thoát tục, không mộng mị.

    Tượng Trần Đoàn lão tổ ở núi Hoa Sơn (Thiểm Tây, Trung Quốc)

    Tượng Trần Đoàn lão tổ ở núi Hoa Sơn (Thiểm Tây, Trung Quốc)

  16. Nương long
    Ngực. Cũng hiểu là hông, bụng. Hiểu rộng ra là suy nghĩ, lòng dạ.

    Phúc gặp chúa đẹp duyên cá nước
    Mở nương long dâng chước luận môn

    (Thiên Nam minh giám)

  17. Câu ca dao tương truyền là thơ của nhà nho Phan Văn Trị vịnh "tứ khoái" (theo quan niệm dân gian, gồm: ăn, ngủ, đụ, ỉa).
  18. Phụng loan
    Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượngloan.
  19. Thọ Hạc
    Địa danh nay thuộc xã Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa. Vào thời cuối Lê đầu Nguyễn, đây là tên chung cả ba đơn vị, ba cấp hành chính cơ sở: thôn Thọ Hạc, xã Thọ Hạc, tổng Thọ Hạc thuộc huyện Đông Sơn.
  20. Linh Lộ
    Tên Nôm là làng Lăng, một ngôi làng nằm trên địa phận xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
  21. Cà làng Hạc ăn gãy răng, khoai làng Lăng ăn tắc cổ
    làng Hạc rất giòn, khi cắn thì nghe tiếng vỡ ra (như gãy răng). Khoai làng Lăng nhiều bột, khi ăn dễ bị nghẹn (tắc cổ). Câu này khen sản vật cà và khoai ở hai làng này.
  22. Nam Định
    Một địa danh nay là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định có bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá từ thời kì dựng nước, là quê hương của nhiều danh nhân như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Trần Tế Xương, Nguyên Hồng, Văn Cao... Ở đây cũng có nhiều di tích, lễ hội dân gian, đặc sản...

    Đền Trần ở Nam Định

    Đền Trần ở Nam Định

  23. Tứ thời
    Bốn mùa (từ Hán Việt).
  24. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  25. Bún thang
    Một món ăn cầu kì, được coi là đặc sản của Hà Nội. Để nấu bún thang cần có khoảng 20 nguyên liệu, trong đó có bún, thịt gà xé nhỏ, giò lụa, trứng tráng thái chỉ, ruốc tôm, củ cải khô, hành, rau răm... Nước dùng được nấu từ nước luộc gà, nước ninh xương ống và một con mực khô. Khi ăn người ta trần bún, xếp các nguyên liệu lên và chan nước dùng, có thể thêm một chút tinh dầu cà cuống hay mắm tôm.

    Bún thang

    Bún thang

  26. Bún chả
    Một món ăn phổ biến ở miền Bắc, được coi là đặc sản của Hà Nội. Bún chả gồm có bún tươi ăn kèm với chả viên, chả miếng nướng trên bếp than củi và rau sống. Nước chấm là nước mắm pha loãng, có đầy đủ gia vị chua cay mặn ngọt, cùng với su hào hoặc đu đủ xanh và cà rốt trộn dấm.

    Bún chả

    Bún chả

  27. Kẹo vừng
    Loại kẹo được làm từ đường kính và mạch nha nấu chảy, trộn với vừng đã rang thơm, cán mỏng và cắt thành thanh, bên ngoài phủ một lớp mỏng bột nếp rang. Kẹo vừng ngọt, giòn và bùi ngậy, là đặc sản ở Nam Định.
  28. Thon von
    Cô độc, không người thân thích (phương ngữ Nam Bộ).
  29. Ninh Diêm
    Một làng muối thuộc khu vực bán đảo Hòn Khói, tỉnh Khánh Hòa.

    Đồng muối Ninh Diêm

    Đồng muối Ninh Diêm

  30. Cứt lợn
    Còn có tên là cỏ hôi hoặc cây bù xít, một loại cây mọc hoang có mùi rất hắc. Theo đông y, cây cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng; thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu...

    Cây cứt lợn

    Cây cứt lợn

  31. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  32. Niễng
    Có nơi gọi là mễ, đà, dụng cụ dùng để kê sập, kê phản.
  33. Niễng bị hỏng, đã cho vào bếp làm củi đun, nên sập chỉ còn có ba chân, gập ghềnh.
  34. Oản
    Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.

    Oản làm bằng xôi

    Oản làm bằng xôi

  35. Nếp
    Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.

    Xôi nếp

    Xôi nếp

  36. Đơm
    Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
  37. Giằng cối xay
    Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".

    Xay lúa

    Xay lúa

  38. Ăn trầu gẫm
    Suy nghĩ việc đời. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huỳnh Tịnh Của)
  39. Cá trèn bầu
    Một loài cá nước ngọt phổ biến ở miền Nam nước ta, đặc biệt gặp nhiều ở vùng trung lưu và hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Cá trèn bầu dài từ 9 đến 50 cm, thân hơi dẹp ngang, thịt ngon là loài có giá trị kinh tế cao.

    Cá trèn bầu

    Cá trèn bầu

  40. Theo tín ngưỡng dân gian, nhện sa xuống trước mắt là điềm báo sắp có tin, nhưng tin may mắn hay xui xẻo thì còn nhiều ý kiến khác nhau.