Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  2. Vinh Ba
    Một thôn nay thuộc xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, có nghề truyền thống là đan lát. Hiện nay thôn Vinh Ba đã phát triển thành một làng nghề thủ công mĩ nghệ của tỉnh.

    Đan hàng mĩ nghệ tại Vinh Ba

    Đan hàng mĩ nghệ tại Vinh Ba

  3. Cót
    Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.

    Đan cót

    Đan cót

  4. Gàu
    Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  5. Phú Diễn
    Nay là thôn Phú Diễn, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại đây có nghề chằm nón từ lâu đời. Dưới thời Nguyễn có hơn 90% hộ gia đình làm nghề này, với hai loại sản phẩm chủ yếu là nón sụp và nón chóp. Sản phẩm nón Phú Diễn có mặt ở nhiều làng xã trong tỉnh và vùng Nam Trung Bộ.

    Chằm nón ở Phú Diễn

    Chằm nón ở Phú Diễn

  6. Chằm nón
    Công đoạn chính trong việc làm nón lá. Người làm nón chuốt từng sợi tre nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành vòng cho tròn, rồi lợp lá (bao nhiêu lớp tùy loại nón) và khâu vào vành.

    Chằm nón ở chợ Gò Găng

    Chằm nón ở chợ Gò Găng

  7. Xóm Bầu
    Một thôn nay thuộc xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
  8. Phú Thuận
    Một địa danh nay thuộc xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, tiếp giáp với phía bắc tỉnh Khánh Hòa, trước có nghề dệt vải. Trong thế kỉ 19, Phú Thuận là một trong những căn cứ quan trọng của nghĩa quân trong phong trào Cần Vương tỉnh Phú Yên.
  9. Bắn bông
    Một công đoạn trong việc dệt vải: Dùng dây cung bật vào bông vải làm cho tơi xốp để kéo chỉ bằng con cúi.
  10. Đây đều là các thôn nay thuộc xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, hoặc các xã lân cận (do chia lại địa giới hành chính).
  11. Đèn chai
    Chai là mủ (nhựa) của cây chò, một loại cây lớn, mọc ở các vùng rừng núi. Ngày trước nhân dân ta dùng chai làm đèn để thắp sáng, gọi là đèn chai. Để làm đèn chai, người ta giã cục chai đã đông cứng thành bột, sàng dừng cho mịn, trộn thêm trấu, đổ xuống đất thành đốt rồi đốt cho khối chai này chảy dẻo ra, sau đó dùng đũa bếp và bàn lăn, xúc lên thành từng lọn hình trụ dài khoảng 2 tấc (20cm), lớn bằng cổ tay, lăn xong thả vào thay nước cho nguội và cứng đèn.
  12. Mỹ Thành
    Một làng nay thuộc xã Hoà Mỹ Tây, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
  13. Lạc Chỉ
    Một thôn thuộc xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
  14. Ngọc Lâm
    Một thôn thuộc xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tuy Hòa tỉnh Phú Yên trước đây, nay được chia làm hai thôn là Ngọc Lâm 1 và Ngọc Lâm 2.
  15. Ngâm tre
    Một phương thức bảo quản tre truyền thống. Trước khi dùng vào công việc đan lát, xây dựng, thủ công mĩ nghệ, tre thường được ngâm nước một thời gian cho "chín tre," phòng mối mọt, nấm mốc phá hoại. Thời gian ngâm tre có thể kéo dài từ vài tuần đến cả năm, tùy theo mục đích sử dụng. Tre ngâm có mùi hôi thối khó chịu.

    Ngâm tre

    Ngâm tre

  16. Nhảy ngoi
    Nhảy lên khỏi mặt nước.
  17. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  18. Áo tơi
    Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  19. Răng đen
    Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:

    "Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."

    Xem phóng sự về phong tục nhuộm răng và ăn trầu.

    Răng đen

    Răng đen

  20. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  21. Đếm cua trong lỗ
    Tính đếm cái mà mình chưa có thì cũng như đếm cua trong lỗ, không có gì chắc chắn cả.
  22. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  23. Tằm nuôi ba lứa mới có nhiều kinh nghiệm, ruộng cấy ba năm mới biết đất tốt hay xấu.
  24. Hòa cốc phong đăng
    Thóc lúa, ngũ cốc được mùa (thành ngữ Hán Việt). Đây là câu chúc cho nhà nông, nằm trong bốn câu chúc cho tứ dân sĩ-nông-công-thương, với ba câu kia lần lượt là Văn tấn võ thăng (văn võ cùng tiến tới), Ngư hà lợi lạc (đánh cá sông biển đều được lợi) và Nhất bổn vạn lợi (một vốn vạn lời).
  25. Tay co
    Uốn vòng tay mà chịu lấy đồ nặng (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).

    Như chàng có vững tay co
    Mười phần cũng đắp điếm cho một vài

    (Truyện Kiều)

  26. Nẫu
    Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
  27. Trổ cờ
    Ra hoa.

    Cây bắp trổ cờ

    Cây bắp trổ cờ

  28. Nói lái thành "bập l."
  29. Chợ Giữa
    Một địa danh thuộc xã Mỹ Lồng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
  30. Xóm Dưa
    Địa danh ngày trước thuộc làng Hộ Phước, tổng Minh Đạt, tỉnh Bến Tre, nay là ấp An Quới, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Có tên như vậy vì trước đây có rừng vông, sau được khai phá, trồng bầu bí, dưa cải, khổ qua
  31. Có bản chép: Anh ơi!