Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cu gáy
    Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.

    Chim cu gáy

  2. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  3. Lậu
    Để lộ (phương ngữ Nam Bộ, nguyên là âm Hán Việt của chữ lậu 漏).
  4. Phủ Quỳ
    Một địa danh cũ ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, chủ yếu gồm hai huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp. Đây là vùng đất đỏ bazan rất thích hợp trồng các loại cây cao su, tiêu, điều, đặc biệt cà phê đã được thực dân Pháp trồng ở đây từ đầu thế kỉ 20. Nơi đây còn nổi tiếng với giống cam Vinh Phủ Quỳ quả tròn đều, mọng nước.

    Cam Vinh Phủ Quỳ

    Cam Vinh Phủ Quỳ

  5. Cuội
    Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
  6. Đương
    Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Bò đất, ngựa gỗ
    Người hay vật bất tài, vô dụng.
  8. Đinh ninh
    Nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để nhớ kỹ.

    Vầng trăng vằng vặc giữa trời
    Đinh ninh hai mặt một lời song song

    (Truyện Kiều)

  9. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  10. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  11. Lõa lồ
    Trần truồng.
  12. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  13. Uống nước
    Cũng gọi là ăn uống nước, từ địa phương miền Trung để chỉ bữa ăn nhẹ giải lao giữa buổi làm ruộng (cày bừa, gặt hái). Món ăn trong bữa ăn uống nước thường là các món dân dã như mì Quảng, bánh tráng, mít trộn...
  14. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  15. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Nường
    Nàng (từ cũ).
  17. Canh trì
    Nuôi cá (trì 池: cái ao).
  18. Canh viên
    Làm vườn (viên 園: vườn).
  19. Canh điền
    Làm ruộng (điền 田: ruộng).
  20. Gởi đùm thì bớt, gởi lời thì thêm
    Gửi hàng hóa, vật chất (đùm, bọc) thì ăn xét bớt đi, lời lẽ nhắn gửi thì thêm thắt vào.
  21. Cá bống
    Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  22. Trã
    Cái nồi đất.