Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Mãn
    Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
  2. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  3. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ

  4. Quản
    E ngại (từ cổ).
  5. Bể
    Biển (từ cũ).
  6. Trầu vỏ
    Loại trầu không ăn với cau, mà thay thế cau bằng một loại vỏ cây, gọi là cây xác giấy hay vỏ chay.
  7. Có bản chép: Cay.
  8. Cau đậu
    Loại cau nguyên hạt, trái nhỏ, được chuộng vì dẻo và ngon.
  9. Dung
    Biết là việc xấu, sai nhưng vẫn để tồn tại.
  10. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
  11. Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Quan Tri huyện Phạm Công Thái có văn tài, quan nghè Bái Dương Ngô Thế Vinh có nhiều bài phú rất hay, thời ấy thơ văn bác học, lời lẽ sâu sắc thì ai cũng suy tôn Hoàng Giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị." Phạm Công Thái, Ngô Thế Vinh, và Phạm Văn Nghị đều là người tỉnh Nam Định.
  12. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Tày
    Bằng (từ cổ).
  14. Nhà nho
    Tên gọi chung của những người trí thức theo Nho giáo ngày xưa.
  15. Xui nguyên giục bị
    Xúi giục cả bên nguyên cáo và bên bị cáo trong một vụ kiện. Hiểu rộng ra là hành động xui cả bên này lẫn bên kia, làm cho hai bên mâu thuẫn, xung đột với nhau, gây thiệt hại lẫn nhau, còn mình thì đứng giữa hưởng lợi.
  16. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  17. Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
    Truyền thuyết ta kể Cao Biền có phép thuật "tản đậu thành binh." Khi cần quân lính, Cao Biền chỉ gieo đậu vào đất, ủ kín một thời gian, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thiếu thần chú, lúc mở ra những hạt đậu cũng thành binh nhưng còn non, chưa đủ sức nên đi lẩy bẩy.

    Một truyền thuyết khác lại kể rằng: khi sang nước Nam để yểm bùa và triệt hạ long mạch, Cao Biền có nuôi 100 âm binh. Đến nước Nam, Cao Biền ở trọ nhà một bà hàng nước và nhờ bà mỗi ngày thắp một nén hương, gọi dậy một âm binh. 100 ngày thắp đủ 100 nén hương sẽ gọi dậy được 100 âm binh. Bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền, giả vờ quên, thắp cả 100 nén hương trong một ngày. Kết quả là 100 âm binh của Cao Biền đã dậy đủ nhưng mà dậy non, thiếu ngày nên chẳng hiệu quả gì.

  18. Hẩm
    Cũng như hẩm hiu, nghĩa là thiệt thòi. Thường dùng để nói về số phận, duyên phận (hẩm duyên, hẩm phận).
  19. Khôn
    Khó mà, không thể.
  20. Đi khôn đứt, bứt khôn rời
    Bịn rịn, lưu luyến nhau.
  21. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  22. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào